Kẹp cắt rốn chậm để làm gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú - Bác sĩ Siêu âm sản – Chẩn đoán trước sinh – Khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khi một em bé chào đời, dây rốn không còn cần thiết nữa nên sẽ bị kẹp lại và cắt đi ngay sau sinh. Tuy nhiên việc kẹp cắt dây rốn chậm cho trẻ khi chào đời lại mang lại những lợi ích rất tốt cho sức khỏe của bé như khả năng vận động của bé cao hơn, tác động tích cực đến sự phát triển não bộ của trẻ, tránh tình trạng thiếu máu...

1. Kẹp cắt rốn chậm là gì?

Dây rốn bình thường có chứa đến ba mạch máu: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Tĩnh mạch ở dây rốn giúp vận chuyển oxy và máu giàu dinh dưỡng đến thai nhi, còn các động mạch trên dây rốn thì lại mang các máu bị oxi hóa, những chất thải dư thừa không có lợi (như khí carbon dioxide) và những máu đã cạn hết chất dinh dưỡng về lại nhau thai và dòng máu của mẹ.

Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé.

Khi em bé chào đời, dây rốn không còn cần thiết nữa nên sẽ bị kẹp lại và cắt đi luôn để giúp trẻ tách ra khỏi hoàn toàn với cơ thể mẹ. Phương pháp kẹp cắt dây rốn chậm là đợi dây rốn ngừng đập thì mới kẹp dây rốn và cắt đi.

Việc cắt dây rốn chậm đang là một xu thế trong sản khoa do những lợi ích mà nó có thể đem lại những điều không ngờ cho sức khỏe của bé.

kep-cat-ron-cham-de-lam-gi-1
Kẹp cắt rốn chậm

2. Tác dụng của việc kẹp cắt dây rốn chậm

Cắt dây rốn sau sinh thể hiện sự kết thúc quá trình chuyển dạ và sinh con ở mẹ bầu. Phương pháp kẹp rốn muộn 1-3 phút sau sinh ngày càng được các bác sĩ lưu ý và áp dụng bởi những lợi ích tuyệt vời dưới đây.

  • Khả năng vận động của bé cao hơn:

Việc cắt dây rốn cho trẻ ngay sau sinh là tước đi một cơ hội để nhận đầy đủ các tế bào gốc tự nhiên được truyền từ cơ thể mẹ sang con. Điều này sẽ khiến cho các bé phải chịu nhiều “thiệt thòi” hơn những trẻ được cắt rốn chậm sau sinh.

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, mặc dù sự phát triển của các bé đều như nhau, nhưng ở những bé 4 tuổi được kẹp cắt rốn trong 3 phút sau sinh sẽ có kỹ năng vận động tốt hơn đối với những trẻ cắt dây rốn trong vòng 10 giây sau chào đời. Vì vậy, khả năng con bạn sẽ khỏe mạnh hơn nhờ chậm cắt dây rốn sau sinh là rất cao.

  • Hạn chế nguy cơ thiếu máu:

Sau khi sinh, 32% lượng máu trong trẻ (tương đương 1/3 lượng máu) lúc này sẽ vẫn của bé vẫn còn nằm trong nhau thai mà không bị chảy ra ngoài, vì thế việc cắt dây rốn chậm sẽ giúp bé nhận đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể qua dây rốn.

Do đó, trẻ sẽ ngăn ngừa được bệnh thiếu máu do thiếu sắt sau sinh nhờ phương pháp cắt dây rốn chậm..

  • Trẻ được cung cấp thêm sắt, ngăn ngừa sự thiếu hụt chất khoáng trong cơ thể:

Lượng máu này có thể cung cấp thêm cho trẻ một lượng sắt tương ứng 40-50mg/kg cân nặng của trẻ, cùng với lượng sắt sẵn có trong cơ thể( khoảng 75mg/kg cân nặng), lượng chất sắt này tương đương với nhu cầu của bé sơ sinh trong 1-2 tháng và có thể giúp trẻ đủ tháng ngăn ngừa được thiếu máu thiếu sắt trong những năm đầu đời, góp phần giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Chính vì thế các mẹ có thể thấy được tầm quan trọng của việc trì hoãn cắt dây rốn cho trẻ. Bên cạnh đó, các trẻ được kẹp cắt rốn chậm có nồng độ ferritin trung bình cao hơn 45% so với các bé bị kẹp rốn sớm.

  • Tác động tích cực đến sự phát triển não bộ:

Với lượng chất sắt đầy đủ ngay từ những ngày tuổi đầu tiên, bé sẽ có hệ thần kinh khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Đồng thời, lượng chất sắt này có tác dụng tích cực đến não bộ của bé trong tương lai.

Một số nhà khoa học Mỹ nhận định rằng, việc kẹp rốn muộn khoảng 3 phút giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn phương pháp cắt rốn thông thường.

  • Tốt hơn cho những trẻ sinh non:

Nghiên cứu của Mercer và CS đăng trên tạp chí Pediatr (2016) cho biết, các bé sinh non dưới 32 tuần có thể ngừa thiếu máu lúc 6 tuần tuổi và cải thiện khả năng vận động khi chúng 18 tháng tuổi nhờ phương pháp cắt dây rốn muộn.

Kẹp cắt rốn muộn còn giảm nguy cơ xuất huyết não và viêm ruột hoại tử ở các bé sinh non.

Tính đến thời điểm hiện tại, phương pháp này vẫn đang được nghiên cứu để áp dụng trong sinh sản, đặc biệt là những trường hợp mổ lấy thai.

Dù vậy, việc cắt dây rốn sớm hay muộn sau sinh đều sẽ không ảnh hưởng đến quá trình rụng rốn hay phương pháp chăm sóc rốn sau sinh cho trẻ sơ sinh.

3. Kéo dài thời gian cắt dây rốn bao lâu là phù hợp?

kep-cat-ron-cham-de-lam-gi-2
Nên kẹp cắt dây rốn muộn (khi dây rốn ngừng đập hoặc 1-3 phút sau sổ thai)

Chỉ một thời gian ngắn sau khi sinh, dây rốn sẽ ngừng đập, nhau thai không thể truyền chất dinh dưỡng sang cho em bé nữa và từ các bằng chứng lâm sàng của các nghiên cứu về kẹp cắt dây rốn chậm sau sinh, vào năm 2012, WHO đã khuyến cáo nên kẹp cắt dây rốn muộn (khi dây rốn ngừng đập hoặc 1-3 phút sau sổ thai) cho tất cả các trường hợp đẻ thường để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho trẻ.

Tuy nhiên, việc kẹp cắt dây rốn sớm (cụ thể là trước 01 phút) đối với các trường hợp trẻ ngạt cần phải hồi sức tích cực.

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú có kinh nghiệm 6 năm về siêu âm sản phụ khoa, đặc biệt được nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về siêu âm thai - chẩn đoán trước sinh. Bác sĩ Tú đã hoàn thành các khóa học về siêu âm - chẩn đoán trước sinh của hiệp hội Y học bào thai Quốc tế FMF; được đào tạo về tư vấn và thực hiện các kĩ thuật can thiệp chẩn đoán trong y học bào thai và tham gia nhiều hội nghị, hội thảo chuyên sâu về Y học bào thai. Hiện đang là bác sĩ tại Khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

43.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan