Ngưng uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh, vì sao?

Khi rong kinh lượng máu kinh nguyệt trong cơ thể người phụ nữ ra nhiều hơn bình thường (trên 80ml) và thường kéo dài trong suốt 7 ngày liên tục. Hiện tượng rong kinh sau khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có thể do tác dụng phụ của thuốc, tình trạng sức khỏe yếu hoặc do việc uống thuốc không đúng giờ và không đều mỗi ngày gây nên.

1. Thuốc tránh thai hàng ngày là gì?

Thuốc tránh thai hàng ngày là sự kết hợp giữa hai loại hormon estrogenhormon progesteron gây ức chế tuyến yên khiến các nang noãn ở buồng trứng không phát triển được, từ đó có thể giúp tránh thai. Trong một số trường hợp khác, thuốc tránh thai được sử nhằm điều hòa kinh nguyệt, giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, u lành ở ngực và giảm đau bụng kinh nguyệt, giảm co thắt tử cung.

Phụ nữ cũng có thể sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày với mục đích cải thiện làn da, giảm mụn do sử dụng thuốc sẽ làm ức chế giảm tiết một số hormon ở phụ nữ, khiến cho da mặt ít bị dầu nhờn Tuy nhiên, thuốc tránh thai cũng gây khá nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng, ví dụ: đau đầu, chóng mặt, nôn hoặc buồn nôn, căng tức ngực, hiện tượng chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, tăng cân nặng, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ...

2. Ngưng uống thuốc ngừa thai bao lâu thì có kinh?

Thuốc tránh thai ngăn cản quá trình rụng trứng nên tinh trùng đi vào không thể tiếp xúc với trứng để thụ thai.Thuốc tránh thai ức chế cơ thể tiết ovestin, từ đó ức chế quá trình điều tiết FSH và metakentrin, đồng thời cũng ức chế buồng trứng rụng trứng.

Nhờ thành phần progestin có trong thuốc tránh thai, tác động lên các tuyến thể ở cổ tử cung, khiến chất nhầy trở nên đặc dính hơn, vì vậy tinh trùng khó có thể đi qua được.

Thuốc tránh thai hàng ngày  1
Thuốc tránh thai hàng ngày giúp ức chế quá trình rụng trứng ở phụ nữ

Hormon estrogen và progesteron tổng hợp được đưa vào cơ thể qua thuốc tránh thai tác động vào chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khiến lớp màng tử cung không được tăng sinh và dày lên. Vì vậy, nếu trứng được thụ tinh cũng không bám được vào nội mạc tử cung.

Thời gian có kinh sau khi ngừng thuốc tránh thai ở mỗi người không giống nhau. Đa số có kinh lại vào tháng tiếp theo, nhưng một số người lại phải chờ tới 2 - 3 tháng mới có kinh trở lại. Thời gian kinh nguyệt trở lại có thể hơi chậm sau khi ngừng thuốc. Do tác dụng kéo dài của thuốc tránh thai trong cơ thể mà thời gian, hàm lượng thuốc được hấp thu và đào thải ở cơ thể mỗi người khác nhau, do đó việc dùng thuốc tránh thai làm cơ thể giảm hoặc ngừng tiết hormon sinh dục nội sinh. Khi đó, cơ thể cần có thời gian để lập lại cân bằng và duy trì lại sự điều hòa nội tiết.

3. Ngưng uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh

Uống thuốc tránh thai hàng ngày có thể gây ra tác dụng phụ là hiện tượng rong kinh. Cơ thể mỗi người cần trung bình 6 tháng để thích ứng với thuốc sau khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Nếu tình trạng sức khỏe yếu, thể trạng không được tốt sẽ gây ra hiện tượng rong kinh. Việc uống thuốc không đúng giờ và uống thuốc không đều mỗi ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh.Tuy nhiên, tình trạng rong kinh sau khi ngừng thuốc được cho là bình thường nếu như chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Nếu ngưng uống thuốc tránh thai bị rong kinh nhiều ngày và trở nên nặng hơn tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

4. Hiện tượng thường gặp khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày

Sau khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, việc có thai là có thể xảy ra. Kết quả khảo sát thực tế chứng minh rằng, hơn 96 % phụ nữ từng sử dụng thuốc ngừa thai có thể mang bầu chỉ trong vòng 1 năm sau khi ngừng dùng thuốc. Trong đó, có hơn 50% phụ nữ có thai trong vòng 6 tháng sau khi sử dụng thuốc. Nếu dùng phương pháp tiêm thuốc tránh thai, việc có thai sẽ xảy ra chậm hơn.

Do tác động của hormone bị thay đổi khi dùng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt có thể rất ổn định trước khi tìm đến thuốc tránh thai nhưng sẽ mất một vài tháng để chu kỳ bình thường trở lại sau khi ngừng biện pháp này. Nếu chu kỳ trước kia không đều, giờ đây điều đó có thể lặp lại hoặc cũng có thể chu kỳ sẽ bị kéo dài hơn. Sau khi ngừng thuốc chị em có thể đối diện với việc mất hẳn nguyệt san tạm thời, khi cơ thể đã thích nghi với thay đổi mới xuất hiện lại.

Kinh nguyệt 1
Phụ nữ sau khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày có thể gặp một số hiện tượng bất thường

Thuốc tránh thai hằng ngày giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố, giảm thiểu các biểu hiện như chán nản, lo lắng hay cáu gắt của thời kỳ tiền kinh nguyệt. Khi ngưng dùng thuốc sẽ làm mất đi sự cân bằng các nội tiết tố, hội chứng tiền kinh nguyệt sẽ quay trở lại. Hội chứng này khiến cơ thể mệt mỏi mỗi lần nguyệt san đến.

Thuốc tránh thai kiểm soát trứng rụng nên sau khi ngưng thuốc, thời gian bắt đầu rụng trứng phụ nữ có thể sẽ cảm nhận được cơn đau quặn ở một bên xương chậu, dịch âm đạo tiết nhiều hơn bình thường. Các biện pháp tránh thai có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố khiến cho da xấu và lông mọc lên ở những nơi không mong muốn. Khi ngừng uống thuốc, hormone sẽ rối loạn trở lại làm làn da nổi mụn và lông mọc mất kiểm soát. Một số phụ nữ cảm thấy giảm ham muốn tình dục khi dùng thuốc tránh thai. Theo kết quả nghiên cứu, có khoảng 15% phụ nữ khi ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày giữa chừng, ham muốn tình dục của họ thay đổi tích cực trở lại.

Thuốc ngừa thai cũng được đánh giá có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứngung thư nội mạc tử cung. Tác dụng này thường kéo dài một thời gian sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai.

Hiện tượng ngừng uống thuốc tránh thai ra máu là tình trạng ra huyết sau khi dừng uống thuốc tránh thai một cách đột ngột. Khi không uống thuốc, trong máu không còn nội tiết được cung cấp như mọi khi, lúc này niêm mạc tử cung sẽ bong ra gây hiện tượng hành kinh sau đó. Thông thường lượng máu này sẽ kéo dài trong vài ngày, không ảnh hưởng gì cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu lượng máu ra nhiều, kéo dài trên 7 ngày chưa hết thì được gọi là rong huyết. Trong trường hợp đó, cần đi khám tại các chuyên khoa phụ sản và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thực tế tình trạng rong kinh ngoài ảnh hưởng bởi thuốc tránh thai thì đây còn là dấu hiệu thường gặp của các bệnh lý phụ khoa. Do đó, chị em không nên chủ quan và cần thực hiện việc thăm khám để có hướng can thiệp kịp thời khi bị rong kinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

53.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan