Sinh mổ lần 3 nên mổ ngang hay mổ dọc

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Có 2 phương pháp được áp dụng để mổ đẻ là mổ ngang và mổ dọc. Mỗi phương pháp mổ đều có ưu nhược, điểm riêng. Vậy đối với sinh mổ lần 3 nên mổ ngang hay mổ dọc?.

1. Sinh mổ lần 3 và những điều cần biết

Sinh mổ là quá trình lấy em bé ra ngoài bằng cách mổ bụng dưới và tử cung của sản phụ. Nếu sinh mổ ở lần 1, lần 2 thì khả năng vết thương lành rất nhanh thì sinh mổ ở lần thứ 3 sẽ chậm hơn.

Mẹ bầu cũng nên lưu ý giãn cách đủ thời gian mang thai giữa 2 lần. Thông thường, khoảng cách mang thai giữa lần thứ 3 và lần thứ 2 nên cách nhau ít nhất 2 năm.

Càng sinh mổ nhiều, nguy cơ mẹ phải đối mặt càng cao, mức độ càng nặng. Lần sinh thứ 3 mẹ bầu có thể gặp phải những nguy cơ như:

  • Nứt, vỡ tử cung đây là nguy cơ nguy hiểm nhất mà mẹ bầu sinh mổ lần 3 có thể gặp phải, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu lẫn thai nhi. Thời gian giữa 2 lần sinh mổ càng ngắn, nguy cơ nứt, vỡ tử cung càng cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do sẹo tử cung ở 2 lần mổ trước để lại. Khu vực sẹo này yếu nhất và liên kết lỏng lẻo nhất nên khi tử cung co thắt sẽ gây ra hiện tượng bục, vỡ khi thai to.
  • Bất thường nhau thai như: Nhau tiền đạo, bong nhau nhau cài răng lược,...dễ gây biến chứng làm băng huyết sau sinh hoặc phải cắt bỏ tử cung.
  • Hiện tượng dính ruột
  • Mất nhiều máu hơn: Sản phụ sinh mổ lần 3, nguy cơ mất máu cũng như lành vết mổ sẽ lâu hơn so với sản phụ mổ lần 1, lần 2.
  • Khả năng phục hồi sức khỏe của mẹ bầu sinh mổ lần 3 sẽ lâu hơn
  • Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao hơn
  • Ảnh hưởng đến quá trình kích thích sản sinh sữa và cho con bú.
Vết mổ đẻ bị đau
Mổ đẻ lần 3 rất nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi

2. Sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang

2.1 Mổ dọc

  • Mổ dọc là đường mổ được thực hiện phổ biến trong các ca mổ đẻ thời gian trước đây. Bác sĩ sẽ mổ dọc giữa bụng và tử cung của người mẹ để lấy em bé ra. Ưu điểm của đường mổ này là phẫu trường rộng rãi, dễ lấy em bé ra nhất là trong các trường em bé nằm tư thế khó : nằm ngang hoặc nằm chếch. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu vết mổ bằng chỉ không tiêu và cắt chỉ sau 5 – 7 ngày.
  • Tuy nhiên, mổ dọc lại có nhiều hạn chế như mất thẩm mỹ khiến mẹ bầu mất tự tin khi diện trang phục yêu thích, thời gian phục hồi lâu hơn, để lại sẹo từ bụng dọc xuống gần xương mu,...

2.2 Mổ ngang

Phương pháp này sẽ rạch 1 đường ngang ở bụng dưới và đưa đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ qua đường rạch đó. Mổ ngang giúp khắc phục những hạn chế của mổ dọc như: vết mổ dễ lẫn vào nếp bụng rất khó phát hiện, vết mổ nhanh lành hơn.

Đường mổ ngang hay mổ dọc được lựa chọn phụ thuộc vào tình trạng thai, chỉ định khi mổ hoặc vị trí vết mổ của những lần mổ trước. Gần đây, các bác sĩ đều lựa chọn đường mổ ngang (đường Bikini) để đảm bảo thẩm mỹ cho mẹ bầu, tạo tư tin cho các mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, trong các trường hợp bà mẹ mang thai có sẹo mổ cũ trước đó theo đường dọc, bác sĩ sẽ mổ lại theo đường cũ. Các trường hợp mổ với tư thế em bé nằm chếch, nằm ngang rất khó để bắt bé, các bác sĩ có thể sử dụng đường mổ dọc. Ngoài ra trong trường hợp mổ khẩn cấp do suy thai, mẹ có kèm các bệnh lý khác như u xơ tử cung to, u buồng trứng .. các bác sĩ có thể mổ đường dọc để xử lý gấp tình trạng cấp cứu, xử lý u đi kèm.

Mổ ngang
Mổ ngang khắc phục những hạn chế của mổ dọc

3. Lưu ý khi sinh mổ

3.1 Khám thai kỹ càng trong suốt quá trình thai kỳ

Trong quá trình khám thai, sản phụ nên thông báo cho bác sĩ các thông tin ở những lần mổ trước như: Sinh mổ lần 1 và lần 2 ra sao, cách nhau bao nhiêu lâu, khả năng phục hồi vết mổ các lần trước như thế nào... Khám thai kỹ giúp phát hiện các bệnh lý đi kèm cũng như các tư thế khó của em bé qua đó bác sĩ xác định đường mổ chủ động.

3.2 Chủ động theo dõi sự thay đổi của cơ thể

Chủ động theo dõi sự thay đổi cơ thể khi mang thai lần 3 cũng như vết mổ trước đó. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào như: Ra máu, đau vết mổ cũ, cần tới cơ sở y tế ngay.

3.3 Lựa chọn cơ sở uy tím để mổ

Lựa chọn những bệnh viện uy tín, đảm bảo yêu cầu về trình độ bác sĩ cao, cơ sở thiết bị máy móc hiện đại... để làm địa điểm sinh mổ.

Bệnh viện đa khoa vinmec
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa điểm uy tín để sinh mổ

3.4 Chủ động dự sinh sớm

Chủ động sinh mổ sớm trước 1-2 tuần dự sinh để tránh nguy cơ bị bục sẹo đường mổ cũ rất dễ xảy ra.

Sinh mổ lần 3 sẽ không giống như 2 lần trước, bởi nguy cơ biến chứng đối với mẹ bầu và trẻ sơ sinh sẽ cao hơn. Do vậy, những mẹ bầu có nhu cầu sinh mổ lần 3 cần đặc biệt lưu ý những điều trên để giữ an toàn cho bản thân và em bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan