Viêm tiểu khung là viêm ở vùng nào?

Viêm tiểu khung biểu hiện chủ yếu là đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, đau căng cổ tử cung và phần phụ. Nguyên nhân gây bệnh là do các vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục.

1. Vùng tiểu khung nằm ở đâu?

Vùng tiểu khung là khu vực nội mạc tử cung, hai bên vòi trứngbuồng trứng. Đau vùng tiểu khung là tình trạng đau ở khu vực dưới rốn. Kiểu đau này có thể vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm ruột thừa, hội chứng ruột kích thích, cơn đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hội chứng sung huyết và viêm vùng tiểu khung, đau mạn tính vùng tiểu khung không rõ nguyên nhân.

Phụ nữ đau
Vùng tiểu khung là khu vực nội mạc tử cung, hai bên vòi trứng và buồng trứng

2. Viêm tiểu khung là bệnh gì?

Viêm tiểu khung là một bệnh lý viêm nhiễm ở phụ nữ. Hầu hết các trường hợp bị viêm vùng tiểu khung là do các vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm lậu cầu khuẩn, chlamydia, mycoplasma, tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Mặc dù bệnh viêm tiểu khung chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, nhưng vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập cơ thể phụ nữ sau các thao tác phụ khoa như đặt dụng cụ vào tử cung, sau khi sinh đẻ, bị sảy thai, nạo phá thai và làm sinh thiết nội mạc tử cung.

Đối tượng mắc bệnh thường là những phụ nữ trẻ, chưa sinh đẻ nhưng đã có hoạt động tình dục với nhiều người, có thể mắc đồng thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm sử dụng chất thụt rửa âm đạo, thói quen hút thuốc lá. Viêm phần phụ do lao thường gặp hơn ở những nước đang phát triển. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn lao, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đặc trưng là đau vùng chậu, có các khối không đều trong vùng tiểu khung và không đáp ứng khi điều trị bằng kháng sinh. Dùng thuốc tránh thai có thể bảo vệ tránh khỏi các bệnh lây nhiễm qua hoạt động tình dục, bao gồm cả viêm tiểu khung.

3. Triệu chứng và dấu hiệu của viêm tiểu khung

3.1. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng phổ biến ở bệnh nhân bị viêm tiểu khung là đau bụng dưới, rét run và sốt, rối loạn kinh nguyệt, ra khí hư mủ ở cổ tử cung, đau căng cổ tử cung và phần phụ. Tuy nhiên, những triệu chứng thực tế trên phụ nữ mắc bệnh thường khá mờ nhạt hoặc rất nhẹ, không nhận ra được bệnh, khiến cho việc chẩn đoán viêm tiểu khung trở nên phức tạp.

Nếu bệnh nhân có đau bụng dưới, khám thấy có nhạy cảm ở phần phụ hoặc tử cung khi di động thì sẽ được cân nhắc là bị viêm tiểu khung. Việc điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh, trừ khi nghi ngờ có chẩn đoán khác, như mang thai ngoài tử cung hay viêm ruột thừa.

3.2. Dấu hiệu trên cận lâm sàng

Trên xét nghiệm cho thấy, số lượng bạch cầu, tốc độ lắng máu có thể tăng. Nhuộm gram hoặc nuôi cấy mẫu dịch tiết trong ống cổ tử cung hoặc chất thu được qua chọc hút có khả năng hỗ trợ chẩn đoán. Sự xuất hiện của các tế bào huyết tương trong sinh thiết niêm mạc tử cung cho thấy viêm nhiễm đường sinh dục trên. Tuy nhiên, để chẩn đoán chắc chắn, thường phải xác định thông qua soi ổ bụng.

Sốt phát ban ở người lớn
Triệu chứng lâm sàng phổ biến ở bệnh nhân bị viêm tiểu khung là đau bụng dưới, rét run và sốt, rối loạn kinh nguyệt

4. Phòng bệnh viêm tiểu khung như thế nào?

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu khung là tránh các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến sinh hoạt tình dục. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm: sử dụng bao cao su, sử dụng dầu bôi trơn gốc nước khi quan hệ tình dục, không quan hệ với nhiều hơn một bạn tình.

Để nhận biết được tình trạng sức khỏe phụ khoa, chị em nên thường xuyên thăm khám kiểm tra và nhanh chóng điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như bệnh chlamydia hay bệnh lậu. Điều này cũng có tác dụng trong việc phòng tránh viêm tiểu khung.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa, giúp phụ nữ phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm và ung thư phụ khoa (ung thư cổ tử cung), trong đó có viêm tiểu khung. Vinmec quy tụ đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa hàng đầu, trang thiết bị y tế hiện đại cùng chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, không chỉ mang lại hiệu quả chẩn đoán cao mà còn đảm bảo tối đa tính riêng tư cho khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan