Những điều cần biết về thở mím môi

Nếu mắc các bệnh lý về phổi như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bạn có thể sẽ cảm thấy khó thở khi gắng sức. Thở mím môi có thể giúp bạn làm chậm lại nhịp thở và quản lý hơi thở đều đặn, hiệu quả hơn.

1. Thở mím môi có tác dụng gì?

Khó thở là biểu hiện bất thường về sức khỏe, khiến nhiều người lo lắng. Chính sự lo lắng, căng thẳng này lại càng làm chúng ta cảm thấy khó thở, ngột ngạt hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Do đó, bạn có thể tránh làm các việc khiến bạn cảm thấy khó thở. Làm việc nặng hay gắng sức đều có thể làm các cơ bắp bị tác động, cơ thể gồng sức, dễ dẫn đến khó thở. Các triệu chứng khó thở bao gồm:

  • Cảm thấy khó thở, thở nông, thở gấp
  • Tức ngực
  • Không có khả năng hít thở sâu
  • Hít thở cảm giác bị bí, bị thiếu khí oxy...

Nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau có thể gây ra chứng khó thở, bao gồm: bệnh hen suyễn, xuất hiện dịch quanh tim, viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng phổi khác, suy tim, đau tim, thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp, phụ nữ đang mang thai, vỡ phổi, xương sườn bị gãy, mất máu đột ngột, thiếu máu, phản ứng dị ứng nghiêm trọng...

Bài tập thở mím môi hay thở chúm môi, thở bằng miệng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng khó thở. Thở mím môi giúp bạn nhận được nhiều không khí hơn mà không cần phải hít thở quá sức. Một số tác dụng của thở mím môi là:

  • Giải phóng được lượng lớn không khí bị mắc kẹt trong phổi của bạn;
  • Làm thông thoáng đường thở giúp bạn thở dễ dàng hơn;
  • Cải thiện chức năng hô hấp;
  • Làm đều nhịp thở do thở sâu hơn, dài hơn;
  • Giúp bạn thư giãn;
  • Giúp tuần hoàn không khí trong phổi;
  • Giảm tình trạng khó thở.

2. Lợi ích của thở mím môi là gì?

Thở mím môi mang nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). COPD khiến đường thở của bệnh nhân bị xẹp. Bằng cách kéo dài sức thở ra, thở mím môi tạo ra một chút áp lực ngược, được gọi là áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP). Áp lực đàn hồi sinh ra bởi sự co lại do đàn hồi của phổi, thành ngực (elastance) và thể tích khí cung cấp. Đối với một thể tích nhất định, áp lực đàn hồi tăng lên do độ cứng phổi tăng (như xơ phổi) hoặc hạn chế bởi thành ngực hoặc vòm hoành (ví dụ do cổ trướng nặng hoặc béo phì).

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thở mím môi giúp cải thiện khả năng chịu đựng khi vận động ở những người bị COPD. Nó cũng cải thiện hệ thống thông khí của họ và tăng lượng oxy trong máu.

Thở mím môi cũng cho bạn cảm giác kiểm soát được nhịp thở của mình. Điều này có thể giúp ngăn chặn cảm giác khó thở hay tâm trạng lo lắng, bồn chồn do thấy khó thở.

3. Làm thế nào để thở mím môi?

Các bài tập thở mím môi rất dễ học. Bạn có thể thực hiện chúng bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở hoặc lo lắng. Đây là các bước:

  • Thả vai xuống, nhắm mắt và thư giãn.
  • Hít vào bằng mũi trong hai giây.
  • Mím môi như thể bạn đang chuẩn bị thổi vào một thứ gì đó.
  • Thở ra từ từ qua đôi môi đang mím chặt của bạn trong 4 đến 6 giây, nhưng không ép hết không khí ra ngoài.
  • Lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy kiểm soát được nhịp thở của mình.

4. Khi nào thì nên thở mím môi?

Bạn nên thực hành kỹ thuật này bốn đến năm lần mỗi ngày cho đến khi bạn có thể dễ dàng quản lý hơi thở. Sau đó, bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn đang thực hiện các hoạt động gắng sức, chẳng hạn như leo cầu thang, cúi người hoặc nâng vật nặng gì đó. Bạn cũng có thể thực hiện bất cứ lúc nào cảm thấy lo lắng, bồn chồn để giúp bản thân bình tĩnh lại. Thở mím môi rất hữu ích bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó thở (thở gấp). Không có nguy cơ nghiêm trọng nào liên quan đến thở mím môi. Bạn nên tham khảo cách thở do bác sĩ tư vấn để đảm bảo rằng nó phù hợp với bạn và bạn thực hiện đúng. Thở mím môi có thể giúp giảm bớt một số dạng khó thở trong thời gian ngắn nhưng sẽ không điều trị được nguyên nhân cơ bản lâu dài.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo:webmd

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan