Áp lực nội sọ là gì và thế nào là bình thường?

Cơ thể con người là một khối thống nhất, luôn luôn tồn tại các cơ chế điều hòa và bù trừ khi có những thay đổi xảy ra. Cơ chế tự điều hòa áp lực của não bộ sẽ đảm bảo môi trường nội sọ luôn ở mức cân bằng. Nhưng nếu sự thay đổi diễn ra quá lớn hoặc quá nhanh, vượt quá khả năng tự điều hòa và bù trừ của não sẽ dẫn đến tăng áp lực nội sọ .

1. Áp lực nội sọ là gì?

Hộp sọ là một khoang cố định gồm 3 thành phần chính: máu, mô não và dịch não tủy. Khi thể tích của một trong thành phần tăng lên thì thể tích của các thành phần còn lại phải giảm xuống để duy trì mức áp lực không đổi. Áp lực nội sọ là kết quả của áp lực riêng ở từng khu vực, cụ thể là nhu mô não 88%, dịch não tủy chiếm 9% thể tích và mạch máu 3%.

2. Áp lực nội sọ bình thường là bao nhiêu?

Áp lực nội sọ bình thường là <20mmHg. Tuy nhiên trên thực tế cấp cứu, bác sĩ hiếm khi đo được áp lực nội sọ chính xác của bệnh nhân, điều này đòi hỏi cần có monitor đo áp lực nội sọ chuyên dụng. Do đó, tăng áp lực nội sọ thường được nhận biết dựa trên các dấu hiệu, triệu chứng và cơ chế gây tổn thương.

áp lực nội sọ bình thường là bao nhiêu
Áp lực nội sọ hiếm khi được đo chính xác mà dựa vào triệu chứng

Trong các phương pháp theo dõi đột quỵ não cấp, lâu đời nhất là đo áp lực nội sọ. Vì áp lực tưới máu não (CPP) = huyết áp trung bình – áp lực nội sọ (ICP), Có thể thấy việc điều chỉnh áp lực nội sọ có ý nghĩa trong việc kiểm soát sinh lý não rất sâu sắc. Cần theo dõi áp lực nội sọ liên tục để duy trì đủ áp lực tưới máu cho não.

3. Tăng áp lực nội sọ

Tăng áp lực nội sọ là sự gia tăng áp lực xung quanh não, do sự gia tăng lượng chất lỏng xung quanh, ví dụ gia tăng lượng dịch não tủy tự nhiên ở vùng đệm của não, chảy máu trong não do chấn thương hoặc do một khối u bị vỡ; do mô não tự sưng lên hoặc do bệnh lý. Tăng áp lực nội sọ có thể là kết quả của chấn thương não và nó cũng có thể gây ra chấn thương não. Mục tiêu điều trị tăng áp lực nội sọgiảm áp lực nội sọ <20 mmHg.

Chẩn đoán tăng áp lực nội sọ dựa vào các yếu tố sau: Đau đầu ngày càng tăng., buồn nôn hoặc nôn, có thể có rối loạn ý thức kèm theo, soi đáy mắt thấy có phù gai thị giác. Kỹ thuật CT scanner sọ não hoặc chụp Cộng hưởng từ sọ não có thể xác định được nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ.

chụp CT
Sử dụng chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ

4. Tăng áp lực nội sọ gây biến chứng nguy hiểm

Tăng áp lực nội sọ kéo dài sẽ gây ra tổn thương não khó hồi phục, tiên lượng xấu. Ở người hôn mê do chấn thương sọ não có thời gian tăng áp lực nội sọ càng kéo dài thì tiên lượng càng xấu.

Tăng áp lực nội sọ nếu không được xử trí kịp thời sẽ tạo ra vòng xoắn bệnh lý khiến áp lực nội sọ ngày càng tăng, có thể dẫn đến co giật, đột quỵ... gây ra những tổn thương não không hồi phục... Hiện tượng tụt não là biến chứng nặng, có thể làm người bệnh tử vong nhanh chóng.

5. Phòng ngừa biến chứng

Khi có dấu hiệu đau đầu, nhìn mờ nhưng không rõ nguyên nhân cần phải chụp cắt lớp sọ não để loại trừ nguyên nhân do tăng áp lực nội sọ. Khi xác định đã có tăng áp lực nội sọ, người bệnh cần được theo dõi sát và xử trí nguyên nhân gây ra tăng áp lực nội sọ một cách nhanh chóng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan