Biến chứng của gây tê ngoài màng cứng trong giảm đau chuyển dạ

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thọ - Bác sĩ Gây mê Giảm đau - Khoa Gây mê phẫu thuật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Gây tê ngoài màng cứng là hình thức gây mê giảm đau phổ biến trong khoa sản. Dù đã được nghiên cứu nhằm hạn chế những rủi ro nhưng gây tê màng cứng vẫn có thể để lại một số biến chứng. Do đó, để đảm bảo tối đa biến chứng xảy ra, các sản phụ nên chọn một bệnh viện chuyên khoa uy tín, có đầy đủ phương tiện kỹ thuật để cấp cứu trong một số trường hợp khẩn cấp.

Một số biến chứng gây tê ngoài màng cứng gặp trong giảm đau chuyển dạ có thể kể đến như:

1. Đau đầu

Biến chứng thường gặp nhất khi gây tê ngoài màng cứngđau đầu do chọc vào phía sau màng cứng (postdural puncture headache). Nó thường xảy ra ở các trường hợp màng cứng bị chọc xuyên bằng kim tiêm cỡ 17G hoặc 28G. Tai biến do chọc kim, còn được biết tới với tên gọi "wet tap", xảy ra ở khoảng 1% các trường hợp và 70% các bệnh nhân này sẽ bị đau đầu do chọc ra phía sau màng cứng. Biểu hiện đau đầu này thường xảy ra khi có rò rỉ dịch não tủy dẫn tới giảm áp lực nội sọ và đáp ứng giãn mạch não bù trừ cho sự giảm áp lực đó. Ở một số bệnh nhân, đau đầu có thể tự khỏi trong khi ở các bệnh nhân khác có thể sử dụng đồ uống chứa cafein để hạn chế đau do biến cố này. Khoảng 50% bệnh nhân có thể được điều trị bằng kỹ thuật nút máu đông tự thân ngoài màng cứng (autologous epidural blood patch). Trong trường hợp này, 15-25 ml máu vô trùng của bệnh nhân được tiêm vào khoang ngoài màng cứng, thường ở vị trí chọc màng cứng, để tạo một cục máu đông ngăn chặn hiện tượng rò rỉ dịch não tủy. Phương pháp này có hiệu quả giảm cơn đau ở khoảng 65-90% bệnh nhân.

Đau đầu chóng mặt.
Đau đầu là triệu chứng dễ gặp nhất của sản phụ sau khi gây tê ngoài màng cứng

2. Bí tiểu

Gây tê ngoài màng cứng được coi là một yếu tố nguy cơ gây hiện tượng ứ nước tiểu sau sinh. Biến chứng này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh ức chế quá mức dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác.

3. Forcep

Sử dụng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng làm tăng nguy cơ cần sử dụng dụng cụ trợ giúp như kẹp (forcep), hút khi đẻ thường. Nó cũng làm tăng thời gian giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ khoảng 15-20 phút và tăng nhu cầu sử dụng oxytocin.

Thêm vào đó, tiếng tim bất thường ở thai nhi trong khi chuyển dạ được phát hiện ở khoảng 10-20% thai phụ có gây tê tại chỗ, mặc dù điều này có vẻ không gây ảnh hưởng xấu trên trẻ sơ sinh.

4. Tăng trương lực cơ tử cung

Gây tê ngoài màng cứng có thể gây tăng trương lực cơ tử cung, có thể do sự tăng nhanh nồng độ adrenalin trong huyết tương gây giảm hoạt tính kích thích beta. Hiện tượng này, có thể do khởi phát nhanh tác dụng giảm đau, có thể được đảo ngược khi sử dụng terbutalin 250 microgam (tĩnh mạch), nitroglycerin 20-150 microgam, hoặc xịt nitroglycerin 400 microgam dưới lưỡi.

5. Giảm huyết áp

Khoảng 80% bệnh nhân gây tê ngoài màng cứng bị giảm huyết áp. Huyết áp của người mẹ có thể giảm là kết quả của việc loại bỏ kích thích từ cơn đau và khởi phát tác dụng giãn mạch ngoại vi. Mặc dù, hiện tượng giảm nhẹ huyết áp có thể không gây ra ảnh hưởng lớn, nhưng khi huyết áp giảm mạnh có thể làm giảm dòng máu tử cung - nhau thai và đe dọa tới tính mạng của thai nhi. Do đó, cần ngăn ngừa hoặc điều trị nhanh chóng hạ huyết áp, trong trường hợp thai phụ có hạ huyết áp ở mức đáng kể.

Sử dụng dung dịch đẳng trương chứa các chất điện giải (ví dụ: dung dịch Ringer lactat) trước khi gây tê ngoài màng cứng có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ hạ huyết áp.

Hạ huyết áp trong khi gây tê ngoài màng cứng có thể được xử trí bằng truyền tĩnh mạch dung dịch tinh thể và/hoặc tiêm tĩnh mạch một lượng nhỏ các chất co mạch, như phenylephrin 50-100 microgam hoặc ephedrin 5-10 mg.

Hạ huyết áp
Phụ nữ có thể bị hạ huyết áp sau gây tê ngoài màng cứng

6. Tổn thương thần kinh

Các biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng khi gây tê ngoài màng cứng bao gồm: tổn thương thần kinh, tụ máu ngoài màng cứng, nhiễm trùng sâu ngoài màng cứng. Tụ máu ngoài màng cứng và áp xe ngoài màng cứng được ghi nhận với tần suất tương ứng là khoảng 1/168 000 và 1/145 000. Tổn thương thần kinh dai dẳng được ghi nhận với tỷ lệ 1/240 000 bệnh nhân; tổn thương thần kinh tạm thời/thoáng qua hay gặp hơn, xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/6700 bệnh nhân.

7. Ngộ độc thuốc tê

Tiêm liều cao thuốc gây tê tại chỗ vào tủy sống có thể gây ức chế mạnh tủy sống, thông qua sự xuất hiện các biểu hiện tổn thương hệ hô hấp. Tai biến khi tiêm tĩnh mạch liều cao các thuốc này có thể gây co giật và ngừng tim. Tiêm nhầm dưới màng nhện (không theo chủ ý) các thuốc gây tê tại chỗ, có thể gây tê liệt toàn bộ tủy sống. Để phát hiện tai biến do tiêm dưới màng nhện hoặc vị trí đặt catheter tĩnh mạch, nên sử dụng liều thử gây tê ngoài màng cứng. Kỹ thuật này được tiến hành bằng cách tiêm 3 mL lidocain 1,5% với adrenalin 1:200 000. Nếu catheter được đặt xuyên vào trong khoang nội tủy, tác dụng gây tê tủy sống sẽ xuất hiện nhanh; trong khi nếu dùng đường tiêm tĩnh mạch nhịp tim sẽ tăng 20% hoặc hơn

Thuốc tê
Một ít trường hợp sản phụ bị ngộ độc thuốc tê

8. Nguy cơ sanh mổ

Các nghiên cứu cho thấy, phương pháp gây tê ngoài màng cứng không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên nguy cơ sinh mổ, mức độ hài lòng về tác dụng giảm đau của thai phụ hoặc đau lưng kéo dài. Hơn nữa, gây tê ngoài màng cứng không ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng trẻ sơ sinh, được đánh giá thông qua thang điểm Apgar.

Gây tê ngoài màng cứng là hình thức gây tê phổ biến trong khoa sản, giúp sản phụ hạn chế các cơn đau, chuẩn bị tinh thần thật tốt cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, để hạn chế biến chứng thì các sản phụ và gia đình cần lựa chọn một bệnh viện uy tín để thực hiện gây tê và giảm đau khi chuyển dạ sinh nở.

Khoa Gây mê giảm đau của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những khoa được bệnh nhân đánh giá cao về chất lượng chuyên môn và dịch vụ chăm sóc, giúp quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới: Kỹ thuật giảm đau gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) tiên tiến nhất thế giới; gây tê thần kinh bằng máy siêu âm, không sử dụng morphin để giảm đau sau mổ.
  • Đội ngũ chuyên gia hàng đầu: Các bác sĩ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, là thành viên các Hiệp hội gây mê giảm đau tại Việt Nam và châu Âu. Hợp tác với các giáo sư, chuyên gia hàng đầu tại các bệnh viện tuyến đầu trong nước và quốc tế để trao đổi kỹ thuật và áp dụng những phương pháp gây mê, giảm đau mới nhất.
  • Chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp - toàn diện: người bệnh được tư vấn đầy đủ, tận tình trước khi gây mê giảm đau trước và sau mổ; áp dụng chương trình hồi phục sớm sau phẫu thuật cho người bệnh; hướng dẫn các phương pháp tập luyện và phục hồi chức năng phù hợp để người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

560 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan