Các chất thay thế đường tốt nhất cho người mắc bệnh tiểu đường

Đối với người tiểu đường, biện pháp quan trọng nhất nhưng cũng khó để thực hiện nhất là hạn chế lượng đường tiêu thụ vào cơ thể hàng ngày. Cảm giác thèm đường là cảm giác khiến bệnh nhân tiểu đường luôn cảm thấy khó chịu. Thực tế có một số chất thay thế đường thông thường thậm chí còn có tác dụng tốt trong việc kiểm soát tiểu đường.

1. Bạn có nên sử dụng đường ngọt nhân tạo không?

Đường ngọt nhân tạo hay còn gọi là phụ gia thực phẩm là một trong những chất thay thế đường thường được sử dụng ở người mắc bệnh tiểu đường. Với lượng đường thấp, cung cấp lượng calo rất ít, chất ngọt nhân tạo có vẻ như là một giải pháp điều trị cho những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể phản tác và việc tăng sự tiêu thụ các chất ngọt nhân tạo này có thể làm gia tăng béo phì và tiểu đường.

May mắn là vẫn có các lựa chọn chất thay thế đường hoàn toàn từ thiên nhiên mang lại hiệu quả như mong muốn. Bao gồm:

  • Cỏ ngọt Stevia
  • Đường đơn - Tagatose
  • Chiết xuất trái cây nhà sư - Monk fruit extract
  • Đường dừa - Coconut palm sugar
  • Đường chà là - date sugar
  • Rượu đường, chẳng hạn như erythritol hoặc xylitol
Bệnh tiểu đường
Chất thay thế đường thường được sử dụng ở người mắc bệnh tiểu đường

2. Stevia là gì?

Stevia là một loại đường chiết xuất từ cây cỏ ngọt. Stevia là chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp có đặc tính chống oxy hóa và chống đái tháo đường. Nó đã được phê duyệt bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Không giống như chất ngọt nhân tạo hay đường thông thường, stevia có thể ức chế glucose huyết tương và tăng đáng kể sự dung nạp glucose trong cơ thể. Nó cũng không phải là một chất làm ngọt nhân tạo bởi vì nó được làm từ lá của cây cỏ ngọt (stevia plant).

Ngoài ra stevia còn có tác dụng

  • Tăng sản xuất insulin
  • Tăng tác dụng của insulin trên màng tế bào
  • Ổn định lượng đường trong máu
  • Chống lại các cơ chế của bệnh tiểu đường loại 2 và các biến chứng của nó

Hiện tại trên thị trường có các sản phẩm đường stevia này. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng đã trải qua một quá trình chế biến công nghiệp và có thể chứa các thành phần khác. Một sản phẩm đường stevia trên thị trường có thể cần trải qua 40 bước xử lý trước khi nó sẵn sàng để bày bán trên các kệ hàng và nó cũng chứa thêm đường erythritol. Cách tốt nhất để sử dụng stevia một cách tự nhiên đó là tự trồng cây và sử dụng toàn bộ lá để làm ngọt thực phẩm.

3. Tagatose là gì?

Tagatose là một loại đường tự nhiên khác được các nhà khoa học nghiên cứu. Nó còn được gọi là một chất làm ngọt chức năng. Tagatose được tìm thấy trong các sản phẩm sữa và có cấu tạo khá giống với đường ăn. Mặc dù chúng có độ ngọt tới 92% nhưng chỉ cung cấp 38% so với đường ăn thông thường. Vì vậy nó được coi như một chất phụ gia thực phẩm cung cấp hàm lượng calo thấp. Bên cạnh đó nó còn có lợi ích khác trong việc điều trị bệnh:

  • Có thể là thuốc trị đái tháo đường và chống béo phì
  • Có thể làm giảm lượng đường trong máu và phản ứng với insulin
  • Cản trở sự hấp thụ carbohydrate

Một số nghiên cứu vào năm 2018 đã cho thấy tagatose được kỳ vọng là chất thay thế đường mà không mang tới tác dụng phụ nào cho sức khỏe. Tuy nhiên các nghiên cứu cần được tiến hành nhiều hơn nữa để đưa loại đường này sử dụng rộng rãi trên thực tế.

4. Đường rượu

Đường rượu được tìm thấy tự nhiên trong thực vật và quả mọng. Đường rượu thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm hay trong các sản phẩm từ rượu. Chúng vẫn có thể tăng lượng đường trong máu của bạn, nhưng không nhiều như đường thông thường.

Sự khác biệt giữa đường rượu và chất làm ngọt nhân tạo:

Đường rượu thường là đường tổng hợp, tương tự như chất ngọt nhân tạo. Tuy nhiên chúng lại có các đặc điểm khác:

  • Có thể được chuyển hóa mà không cần insulin
  • Ít ngọt hơn chất ngọt nhân tạo và đường thông thường
  • Có thể được tiêu hóa một phần trong ruột

Nghiên cứu cho thấy rằng đường rượu có thể sử dụng như một chất thay thế đường. Tuy nhiên bạn vẫn nên hạn chế lượng đường tiêu thụ hàng ngày do chúng cũng tạo ra tác dụng phụ như đầy hơi và khó chịu ở bụng.

5. Một số lựa chọn khác là gì?

Chiết xuất trái cây nhà sư và đường dừa là những lựa chọn thay thế đang được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên không có chất làm ngọt đã qua chế biến nào có thể tốt và an toàn hơn việc sử dụng toàn bộ trái cây tươi để làm ngọt thực phẩm.

Một lựa chọn tuyệt vời khác là đường chà là, được chiết xuất hoàn toàn từ quả chà là sấy khô và nghiền. Đường chà là không cung cấp ít calo hơn so với đường thông thường, nhưng chúng được làm từ toàn bộ trái cây với chất xơ vẫn còn nguyên.

6. Tại sao chất ngọt nhân tạo có hại cho người mắc bệnh tiểu đường?

6.1. Chất ngọt nhân tạo vẫn có thể làm tăng lượng glucose trong máu

Một số chất làm ngọt nhân tạo được quảng cáo rằng chúng hoàn toàn không chứa đường và thân thiện với bệnh tiểu đường, nhưng nghiên cứu cho thấy những sản phẩm này thực sự có tác dụng ngược lại. Cơ thể của bạn phản ứng với chất ngọt nhân tạo khác với đường thông thường. Đường nhân tạo có thể can thiệp vào cơ thể của bạn. Nó có thể gây nhầm lẫn cho não của bạn bằng cách gửi tín hiệu cho bạn ăn nhiều hơn, đặc biệt là nó chỉ định cho bạn ăn nhiều thực phẩm ngọt hơn.

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy những người có cân nặng bình thường và ăn nhiều chất ngọt nhân tạo có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người thừa cân hoặc béo phì.

Một nghiên cứu khác năm 2014 cho thấy những loại đường này có thể thay đổi thành phần vi khuẩn đường ruột của bạn dẫn tới bất dung nạp glucose. Đây là bước đầu tiên dẫn tới hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường ở người lớn.

Đối với những người không mắc hội chứng bất dung nạp glucose, chất làm ngọt nhân tạo có thể giúp giảm cân hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nhưng nếu bạn muốn chuyển hoàn toàn sang sử dụng loại đường này thì vẫn cần lưu ý kiểm soát lượng đường mà bạn đưa vào cơ thể mỗi ngày.

Glucose là gì
Chất ngọt nhân tạo vẫn có thể làm tăng lượng glucose trong máu

6.2. Đường ngọt nhân tạo cũng có thể dẫn tới tăng cân

Béo phì và thừa cân là một trong những yếu tố dự báo hàng đầu cho bệnh tiểu đường. Mặc dù chất làm ngọt nhân tạo là đã được chứng nhận bởi FDA, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn giúp chúng ta khỏe mạnh. Đó là vì chất ngọt nhân tạo:

  • Có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn, ăn đường nhiều và tăng cân.
  • Thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kiểm soát cân nặng
  • Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, những người muốn kiểm soát cân nặng hoặc muốn kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, chất ngọt nhân tạo có thể không phải là một chất thay thế đường tốt.

7. Vậy loại đường nào là tốt nhất?

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chất ngọt nhân tạo không còn là lựa chọn thay thế lành mạnh cho đường. Trên thực tế, chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, không dung nạp glucose và tăng cân.

Nếu bạn đang tìm kiếm một sự thay thế tốt nhất, hãy thử stevia. Dựa trên nghiên cứu cho đến nay, chất ngọt thay thế này là một trong những lựa chọn tốt hơn so với các lựa chọn còn lại. Nó được biết đến với đặc tính chống đái tháo đường và khả năng ổn định lượng đường trong máu. Bạn có thể lấy stevia ở dạng thô, tự trồng cây hoặc mua nó từ các thương hiệu uy tín.

8. Hạn chế ăn nhiều đường vẫn là lời khuyên hàng đầu

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng bạn thường thèm những chất mà bạn hay ăn nhiều. Việc hạn chế tất cả các chất liên quan đến đường sẽ mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho sức khoẻ tổng thể của bạn.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan