Các loại răng vẩu thường gặp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam - Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Răng vẩu là dạng sai lệch răng khá phổ biến. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và đặc biệt là tính thẩm mỹ của khuôn miệng. Những người bị vẩu cần biết và hiểu rõ tình trạng răng vẩu của bản thân để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

1. Nguyên nhân khiến răng vẩu

Răng vẩu là răng mọc bị chìa ra phía trước quá mức, xương hàm hoặc cả răng và xương hàm đều nhô ra, vùng mặt hàm nhô ra trước, gương mặt sau bị hô làm mất đi thẩm mỹ, vẻ đẹp cân đối của khuôn mặt.

Răng vẩu do nhiều nguyên nhân mà thành. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chính như:

  • Vẩu do răng: Răng mọc lệch, răng cửa mọc không song song hoặc thẳng đứng hô ra ngoài. Răng to quá kích cỡ, khung hàm lại không đủ chỗ dẫn đến răng mọc chìa ra, chen chúc ra ngoài, gây vênh hô hàm răng.
  • Vẩu do hàm: Là trường hợp mọc răng bình thường nhưng có cấu trúc hàm phát triển ngoài sự kiểm soát. Cụ thể là hàm trên phát triển quá so với hàm dưới, phì đại hàm. Hô vẩu do hàm thường có yếu tố bẩm sinh.
  • Vẩu do cả răng và hàm: Là loại vẩu nặng nhất, kết hợp cả hai nguyên nhân nói trên. Để khắc phục cần thăm khám điều trị đúng cách để có hiệu quả nhất.

2. Các loại răng vẩu thường gặp

Theo các nguyên nhân răng vẩu nói trên, nha khoa phân loại các trường hợp răng vẩu để có thể có hướng điều trị cụ thể, phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân, cụ thể:

  • Răng vẩu hàm trên: Có biểu hiện cấu trúc xương hàm phát triển quá mức, xương hàm trên nhô ra, hai hàm không khớp nhau, khuôn mặt không cân đối, khả năng phát âm cũng như chức năng ăn nhai, thẩm mỹ bị ảnh hưởng lớn.
  • Răng vẩu hàm dưới: Cằm lệch, răng hàm dưới nằm bên ngoài răng hàm trên, cằm sẽ bị lệch sang trái hoặc phải khi ngậm kín miệng lại. Tình trạng nặng sẽ khiến phần răng và xương hàm bị ảnh hưởng, khớp cắn lệch, khả năng ăn nhai dần dần bị ảnh hưởng không được như bình thường.
  • Răng vẩu cằm lẹm: Do cấu trúc xương cằm quá ngắn, dáng cằm bị hụt vào trong cổ khiến khuôn mặt mất sự hài hòa, dẫn đến nhìn sẽ nhận ra vẩu hàm trên, lẹm cằm hàm dưới.
  • Răng vẩu làm môi dày: Răng hô vẩu làm môi bị dày lên, do mất cân đối giữa răng hàm trên và răng hàm dưới, khớp cắn bị lệch. Người răng vẩu làm môi dày sẽ thấy răng hàm trên bị đưa ra ngoài quá mức so với hàm dưới, không khép được miệng hoặc môi nhọn, dày, răng chìa ra trước.
  • Răng vẩu hở lợi: Là khi nướu răng bị lộ ra quá nhiều vì răng ngắn, không có tính tương xứng giữa chiều cao răng. Tình trạng răng vẩu hở lợi gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ.
nguyên nhân gây răng vẩu
Ví dụ về hình ảnh răng vẩu hàm trên

3. Điều trị răng vẩu như thế nào?

Như đã nói ở trên, để điều trị hiệu quả tình trạng răng vẩu, người bệnh cần được xác định đúng nguyên nhân gây vẩu và tình trạng vẩu hiện tại. Từ đó sẽ được bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị răng vẩu phù hợp, hiệu quả nhanh chóng.

Đối với trường hợp vẩu do răng, phương pháp phổ biến được chỉ định để điều trị là niềng răng, nhằm điều chỉnh các răng lệch lạc về đúng với vị trí của nó. Bằng cách niềng răng, răng sẽ cân đối với khuôn hàm. Tùy vào tình trạng vẩu nặng hay nhẹ và sự đáp ứng điều trị từ răng hàm của người bệnh mà thời gian điều trị rơi vào khoảng 1,5 - 3 năm.

Hiện cũng đa dạng các phương pháp niềng răng hiệu quả như niềng răng mắc kim loại bình thường, niềng mắc cài tự đóng, niềng răng mặt lưỡi, niềng không mắc cài... Dựa trên tình trạng răng thực tế mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định loại khí cụ chỉnh nha phù hợp trên nhiều khía cạnh như giá cả, hiệu quả và thời gian điều trị.

Với bệnh nhân vẩu do xương hàm, bác sĩ cần can thiệp điều chỉnh lại cấu trúc xương hàm. Quá trình phẫu thuật xương hàm diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng. Sau khi kết thúc phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn có thể tiếp tục công việc, không mất nhiều thời gian để bình phục.

Trong trường hợp vẩu răng do cả răng và hàm đòi hỏi cần có sự kết hợp điều trị giữa phẫu thuật và niềng răng. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật rồi niềng răng để mang lại sự cân đối, hài hòa nhất định cho khuôn hàm của người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: myauris.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan