Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ

Hội chứng tăng áp lực nội sọ có thể gây ra phù não, thiếu máu não, hoặc tụt não rất nhanh gây tử vong hoặc tổn thương không hồi phục, vì vậy cần phải được chẩn đoán sớm bằng các xét nghiệm chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ và xử trí tích cực.

1. Nguyên nhân gây hội chứng tăng áp lực nội sọ

Bình thường áp lực trong sọ đo trong não thất dao động 10 – 15mmHg (136 – 240mm H2O). Tăng áp lực nội sọ được định nghĩa như tăng áp lực kéo dài trên 20 mmHg/cmH2O

Các nguyên nhân gây hội chứng tăng áp lực nội sọ bao gồm:

Viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu
Viêm màng não là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ

Các nguyên nhân có khả năng gây tăng áp lực nội sọ khác:

  • Tăng CO2 máu; giảm oxy máu
  • Thở máy có sử dụng PEEP cao (áp lực dương cuối thì thở ra)
  • Tăng thân nhiệt
  • Hạ Natri máu
  • Tình trạng co giật.

2. Chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ

Các xét nghiệm chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ có thể bao gồm:

2.1 Soi đáy mắt

Tùy mức độ của tăng áp lực nội sọ mà gai thị diễn biến theo các giai đoạn khác nhau từ nhẹ đến nặng.

  • Giai đoạn đầu: Giai đoạn ứ gai biểu hiện gai thị đầy lên so với bề mặt của võng mạc và hồng hơn bình thường. Bờ gai thị mờ dần từ phía mũi đến phía thái dương, mất ánh trung tâm các mạch máu cương tụ.
  • Giai đoạn phù gai: Bờ vai thị bị xoá hoàn toàn, đĩa thị bị phù sưng trên bề mặt võng mạc, như hình nấm, người ta đo độ lồi này bằng diop (1mm = 3diop) gai thị đỏ hồng tua ra như ngọn lửa. Các mạch máu cương tụ ngoằn ngoèo.
  • Giai đoạn xuất huyết: Ngoài hình ảnh trên còn thấy những đám xuất huyết ở gai thị và võng mạc.
Khám mắt
Xét nghiệm chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ bằng soi đáy mắt

  • Giai đoạn teo gai: Là giai đoạn cuối cùng hay còn được gọi là giai đoạn mất bù. Gai thị trở nên bạc màu trắng bệch, mất bóng, bờ nham nhở. Các mạch máu thưa thớt nhạt màu, kèm theo trên lâm sàng thị lực bệnh nhân giảm.

Phù gai thị trong hội chứng tăng áp lực nội sọ thường xuất hiện cả hai bên với mức độ có thể khác nhau. Hiếm gặp phù gai đơn độc một bên. Trong u não thuỳ trước trán, có thể gặp teo gai thị bên có khối u và phù gai bên đối diện (hội chứng Foster Kennedy).

2.2 Chụp phim sọ thẳng nghiêng

Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) sọ não có thể thấy:

  • Phù não, cấu trúc não bị xô đẩy, cấu trúc đường giữa bị thay đổi.
  • Não thất giãn: Do tắc nghẽn sự lưu thông của dịch não tuỷ.
  • Chảy máu não, thiếu máu não, u não, áp xe não...

Cộng hưởng từ (MRI) sọ não: Cho biết rõ hơn về tổn thương não.

Chụp động mạch khi nghi ngờ có dấu khu trú (choán chỗ), trong trường hợp tăng áp sọ nặng thì động mạch mất sự mềm mại (mất nếp uốn cong). Xác định được dị dạng mạch não.

2.3 Ðiện não đồ

Không đặc hiệu, nhưng gợi ý khu trú (giai đoạn sớm) và đánh giá độ trầm trọng của tăng áp lực nội sọ, sóng chậm ít hoặc nhiều, có thể cả hai bên bán cầu nhất là giai đoạn muộn.

Điện não đồ
Điện não đồ có thể gợi ý khu trú và đánh giá tình trạng của tăng áp lực nội sọ

2.4 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện hội chứng tăng áp lực nội sọ do hạ natri máu.

2.5 Doppler xuyên sọ

Tốc độ dòng máu trên 150mm/giây là có co mạch.

Xét nghiệm dịch não tủy là chống chỉ định trong tăng áp lực nội sọ, khi trên hai diop chỉ trừ khi nghi ngờ viêm màng não lúc này cần phải chọc dò tư thế nằm, kim nhỏ, lưu nòng, lấy ít dịch để xét nghiệm.

Hội chứng tăng áp lực nội sọ là hội chứng cực kỳ nguy hiểm cần được chẩn đoán nhanh và kịp thời điều trị để tránh nguy hiểm tới tính mạng cũng như những tổn thương vĩnh viễn ở não.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

904 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: