Cách xử lý vết thương tai nạn giao thông

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Đức Lượng - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Mục đích của sơ cứu nạn nhân nhằm: cứu sống nạn nhân (preserve life), ngăn ngừa diễn biến nặng (prevent further harm) và tạo thuận lợi cho quá trình hồi phục (promote recovery). Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện sơ cứu tai nạn thương tích tại hiện trường một vụ tai nạn giao thông.

1. Bước 1: Sử dụng phương tiện bảo hộ:

Hãy đeo găng tay dùng một lần (nếu có). Ngoài ra, bạn cũng có thể bọc tay bằng túi nhựa. Mặc dù bước này không bắt buộc để làm dịu vết thương, nhưng điều quan trọng là bạn phải tự bảo vệ mình, để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn hoặc nạn nhân.

Nếu bạn không mang găng tay, hãy cố gắng rửa tay hoặc thậm chí sử dụng nước rửa tay nhanh sau tiếp xúc với nạn nhân. Nếu bạn không có găng tay hoặc giấy bóng, hãy dùng nhiều lớp vải để ngăn cách giữa bạn và máu của nạn nhân.

Hãy nhớ rằng bạn không cần phải chạm vào nạn nhân nếu bạn tin rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Chờ hỗ trợ khẩn cấp nếu bạn nghi ngờ. Nếu bạn chọn sơ cứu cho nạn nhân, hãy cố gắng hết sức để giảm thiểu tiếp xúc với máu/dịch của nạn nhân.

Đeo găng tay
Đeo găng tay giúp bảo vệ bạn khỏi những bệnh truyền nhiễm

2. Bước 2: Bộc lộ vùng tổn thương

Cởi bỏ quần áo của nạn nhân xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp bạn xác định được vị trí chính xác của vết đâm và sau đó tiến hành điều trị. Các tổn thương đôi khi bị che khuất bởi cả quần áo, máu hoặc các chất dịch khác và thậm chí cả bùn đất, tùy thuộc vào nơi nạn nhân được tìm thấy. Cần chú ý làm việc này nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm đau thêm cho nạn nhân.

3. Bước 3: Cầm máu

Ép/đè ấn lên vết thương bằng chất liệu sạch và thấm hút (như áo hoặc khăn), hoặc tốt nhất là băng sạch như gạc vô trùng. Nếu dị vật vẫn còn trong vết thương, hãy ấn mạnh xung quanh nó. Áp lực lên vết thương sẽ giúp máu chảy chậm lại.

Nếu bạn tình cờ mang theo các vật liệu sơ cứu, hãy băng ép vết thương bằng bông, gạc và dây băng. Không nhấc hoặc tháo băng ra vì điều này sẽ làm gián đoạn quá trình hình thành cục máu đông và làm máu chảy trở lại. Nếu băng bị thấm máu, hãy đắp thêm chất liệu vải/gạc lên trên. Nếu bạn không có bất kỳ vật liệu nào để buộc băng tại chỗ, chỉ cần tiếp tục ấn tại chỗ. Điều này sẽ giúp máu đông lại.

Nếu vết thương chảy nhiều máu, hãy dùng tay đè lên gốc động mạch cung cấp máu đến khu vực đó, trong khi tay kia của bạn tiếp tục đè lên vết thương. Những khu vực này vùng tổn thương. Ví dụ, để làm chậm chảy máu ở cánh tay, hãy ấn vào bên trong cánh tay ngay trên khuỷu tay hoặc ngay dưới nách. Nếu vết thương ở chân, hãy ấn ngay sau đầu gối hoặc ở bẹn.

Không bao giờ sử dụng garô trừ khi là biện pháp cuối cùng để cứu một mạng người. Biết cách và biết khi nào sử dụng garô. Nếu garô được áp dụng không đúng cách, nó có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng không cần thiết hoặc mất chi bị thương. Nếu phải sử dụng garo, cần ghi rõ thời điểm garo.

Cầm máu
Cầm máu giúp người bệnh tránh bị mất máu, nguy hiểm đến tính mạng

4. Bước 4: Băng vết thương

Đối với vết thương ở ngực, hãy cẩn thận. Che vết thương bằng vật liệu sạch, không thoát khí như giấy bạc nhà bếp, túi nhựa, màng dính, thậm chí là thẻ ngân hàng. Chỉ băng/dán ba cạnh vật che vết thương và để lại một cạnh để không khí từ trong màng phổi có thể thoát ra từ một bên của băng và ngăn không khí từ môi trường xâm nhập vào khoang màng phổi. Nếu không khí tràn vào khoang màng phổi, phổi có thể xẹp xuống.

Tai nạn giao thông
Băng vết thương do tai nạn giao thông

Để lại vật đâm trong vết thương nếu nó vẫn còn đó và rất cẩn thận không di chuyển nó vì có thể gây tổn thương thêm. Lúc này, vật đâm đóng vai trò thực sự trong việc ngăn chảy máu. Việc kéo nó ra sẽ làm tăng mất máu, trong khi đẩy nó vào có thể gây thêm thương tích cho các cơ quan nội tạng. Bạn cần băng ép vết thương xung quanh và cố định vật đâm tốt nhất có thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Gina M. Piazza et all: Penetrating chest wound, First aid manual: the step by step guide for everyone, Fifth edition first published in the United States in 2014 by DK Publishing, 4th floor, 345 Hudson Street, New York, NY 10014
  2. Ali Raja, Richard D Zane: Initial management of trauma in adults; up to date, last updated: Oct 01, 2019. https://www.uptodate.com/contents/initial-management-of-trauma-in-adults.
  3. Tom Blackwell: Prehospital care of the adult trauma patient; Up to date, last updated: May 06, 2020. https://www.uptodate.com/contents/prehospital-care-of-the-adult-trauma-patient?search=prehospital%20management%20of%20the%20adult%20trauma%20patient&source=search_result&selectedTitle=1~131&usage_type=default&display_rank=1.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan