Chăm sóc dinh dưỡng cho người nằm hồi sức dài ngày (ICU)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU có nhiều vấn đề phức tạp. Những bệnh nhân này có thể cần phải được điều chỉnh lượng protein và thành phần điện giải. Vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân thở máy nằm hồi sức dài ngày là đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của bệnh nhân.

1. Xác định thời điểm nuôi dưỡng

Phần lớn các bệnh nhân được cho ăn trong vòng 24 giờ vào viện

Cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân thở máy, bệnh nhân nặng: Ngay sau khi ổn định huyết động (24 – 48 giờ).

Không can thiệp dinh dưỡng trong sốc nặng (nhiễm toan lactic kéo dài, thiếu máu ruột, tắc ruột hay xuất huyết tiêu hóa)

Sau phẫu thuật:

  • Nói chung không cần thiết phải ngưng dinh dưỡng qua đường tiêu hóa sau phẫu thuật.
  • Khuyến khích dinh dưỡng qua đường tiêu hóa sớm trong vòng 24 tiếng sau phẫu thuật.

2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân

Thừa cân
Bệnh nhân thừa cân, béo phì thì cần cung cấp ít hơn 25 kcal/kg/ ngày

Đối với bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng thì cần cung cấp khoảng: 35 – 40 kcal/kg/ ngày.

Đối với bệnh nhân bình thường suy dinh dưỡng nhẹ thì cần cung cấp khoảng: 25 – 30 kcal/kg/ ngày.

Đối với bệnh nhân thừa cân, béo phì thì cần cung cấp khoảng: < 25 kcal/kg/ ngày.

Lượng Protein cần cung cấp để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU (g/kg/ ngày):

  • 1,2 – 1,5 (tăng chuyển hóa nhẹ/ vừa)
  • 1,5 – 2,0 (tăng chuyển hóa nặng)

Lượng Lipid cần cung cấp để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU (g/kg/ngày):

  • Đối với bệnh nhân bình thường 0,8 – 1,0
  • Đối với bệnh nhân đang thở máy 1,0 -1,3

Lượng Glucid cần cung cấp để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU (g/kg/ngày): 3 – 5

Glucid
Bệnh nhân ICU cần cung cấp 3-5 g/kg/ngày lượng glucid

Lưu ý:

  • Trong trường hợp suy dinh dưỡng nặng hoặc bệnh nhân đói > 7 ngày, bắt đầu nuôi ăn lại với 10kcal/kg/ngày (Lưu ý Na, K, Mg, P; cho Vit. B1 TTM và theo dõi đường huyết).
  • Tăng dần mỗi 5kcal/ kg vào những ngày sau nếu bệnh nhân dung nạp tốt.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân hồi sức:

  • 24 – 48giờ đầu sau nhập ICU: 20kcal/kg/ngày
  • Sau 48giờ nhập ICU: 25 – 30kcal/kg/ngày

3. Xác định đường nuôi dưỡng

Cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU thông qua ăn bằng đường miệng:

  • Áp dụng chế độ ăn thông thường
  • Theo dõi khả năng ăn của bệnh nhân trong vòng 3 ngày đầu nằm viện. Nếu < 50% nhu cầu năng lượng, đạm; Bổ sung thức uống dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng theo bệnh lý).

Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa (EN): Theo dõi khả năng ăn của bệnh nhân trong vòng 3 ngày đầu nằm viện. Bệnh nhân chỉ dung nạp < 60% nhu cầu năng lượng, đạm trên 3 ngày liên tiếp, cần cân nhắc bổ sung dinh dưỡng tĩnh mạch; Ưu tiên bổ sung dinh dưỡng qua đường qua đường tiêu hóa.

Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thở máy
Bệnh nhân thở máy cần cung cấp dinh dưỡng thông qua tĩnh mạch

Cách xác định Dinh dưỡng cho bệnh nhân thở máy thông qua tĩnh mạch như sau:

Bước 1: Năng lượng từ chế độ ăn hay từ sữa (1ml = lượng Kcal) theo bệnh nhân dung nạp được

Bước 2: Calo cho dinh dưỡng tĩnh mạch (Nếu có)

  • Đạm truyền tĩnh mạch = Tổng nhu cầu đạm – Đạm từ khẩu phần ăn/uống của bệnh nhân/ ngày
  • Calo cho truyền tĩnh mạch = Lấy tổng nhu cầu calo – calo từ đường tiêu hóa (EN).

Bước 3: Chọn đường truyền tĩnh mạch ngoại vi hay trung tâm.

  • Truyền qua tĩnh mạch ngoại vi (< 850mmosm/L)
  • Truyền qua tĩnh mạch trung tâm (> 850mmosm/L)

Nuôi ăn đường tĩnh mạch toàn phần:

  • Cần sử dụng nhũ dịch béo truyền tĩnh mạch (trừ khi có chống chỉ định)
  • Dùng 3 hay nhiều chất cùng 1 lúc, truyền trong 20 – 24 tiếng
  • Túi 3:1 hay all in one

Cần đề phòng biến chứng khi bắt đầu nuôi dưỡng lại bệnh nhân bằng cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân hồi sức:

  • Ăn uống kém kéo dài > 7 ngày
  • Sụt cân nặng ≥ 10% cân nặng/ 6 tháng
  • SGA – C (hay suy dinh dưỡng thể marasmus hay Kwashiokor)
  • Bệnh nhân biếng ăn kéo dài (có thể do ăn kiêng, nghiện rượu, chán ăn do thần kinh, loét miệng...)

4. Phòng ngừa biến chứng

Rối loạn nhịp tim
Bệnh nhân có tình trạng rối loạn nhịp tim có thể là biểu hiện của hội chứng nuôi ăn lại

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU cần đề phòng các biến chứng trong đó hội chứng nuôi ăn lại (refeeding syndrome) có thể gặp nguyên nhân do:

  • Dinh dưỡng qua sonde ngay trong 1 – 3 ngày đầu cho ăn quá nhiều, nhanh
  • Dinh dưỡng tĩnh mạch truyền lượng nhiều, nhanh

Biểu hiện của hội chứng:

Phòng ngừa hội chứng nuôi ăn lại (refeeding syndrome):

  • Ngày 1-3: 10 – 15kcal/kg/ngày, cân bằng dịch, Na, kali, Mg, P, truyền vit. B1 tĩnh mạch 200mg
  • Truyền thức ăn qua sonde/ dinh dưỡng tĩnh mạch chậm
  • Những ngày sau tăng mỗi 5kcal/kg/ngày
Tăng huyết áp là tai biến có thể gặp phải khi gây mê nội khí quản
Bệnh nhân ICU khi nuôi ăn quá thừa sẽ gây tăng đường huyết

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU trong phòng ngừa hội chứng nuôi ăn lại:

Khi bắt đầu nuôi ăn: ít và tăng dần

- Ngày 1: 15 kcal/kg/ngày

- Ngày 2: 20 kcal/kg/ngày

- Ngày 3: 25 kcal/kg/ngày

- Ngày 4: 30 kcal/kg/ngày

- Truyền thức ăn qua sonde:

- Ngày 1: 100 ml * 4 cữ/ ngày (20 giọt/ phút)

- Ngày 2: 150 ml * 4 cữ/ ngày

- Ngày 3: 200 ml * 4 – 5 cữ/ ngày

- Ngày 4: 250ml – 300 ml * 4 – 5 cữ/ ngày

- Dịch truyền tĩnh mạch chậm theo đúng khuyến nghị

Ngoài ra dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU còn có thể gặp một số biến chứng khác như:

  • Do nuôi ăn quá thiếu hay thừa: Thiếu gây suy dinh dưỡng. Thừa gây tăng đường huyết, ure, áp lực thẩm thấu máu, triglyceride... gánh hô hấp.
  • Liên quan ống sonde: Đặt nhầm vị trí: phế quản, phổi. Loét thực quản, hít sặc.
  • Liên quan dinh dưỡng tĩnh mạch: Chảy máu, viêm tĩnh mạch. Nhiễm trùng huyết do catheter.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân hồi sức là đặc biệt quan trọng quá đó đưa ra chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU một cách hợp lý nhất nhằm giúp cho bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau một thời gian dài phải nằm hồi sức hoặc thở máy.

Chăm sóc bệnh nhân thở máy rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tình hình hồi phục của người bệnh. Bởi vậy, người bệnh cần được đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ tốt chăm sóc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan