Chăm sóc người bệnh có dẫn lưu bể thận qua da

Tắc nghẽn đường bài xuất hệ niệu là tình trạng khá thường gặp trong thực tế lâm sàng do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc tắc nghẽn này sẽ khiến cho nước tiểu ứ đọng lại trong thận, dẫn đến tăng áp lực bể thận và hệ thống ống góp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến thận bị giãn ra, nhu mô thận mỏng và nước tiểu trào ngược vào hệ tuần hoàn chung, thậm chí gây suy thận cấp tính, viêm thận- bể thận hoặc thận ứ mủ. Dẫn lưu bể thận qua da được coi là biện pháp giải quyết tạm thời nguyên nhân gây tắc nghẽn hiệu quả cho đến khi giải quyết được các nguyên nhân gây tắc nghẽn.

1. Chỉ định dẫn lưu bể thận qua da khi nào?

Có thể chỉ định dẫn lưu bể thận qua da trong tắc nghẽn đường bài xuất hệ tiết niệu do các nguyên nhân như:

Bên cạnh đó, dẫn lưu bể thận qua da sẽ chống chỉ định trong các trường hợp sau:

HPV và ung thư cổ tử cung
Chỉ định dẫn lưu bể thận qua da do nguyên nhân ung thư cổ tử cung

2. Chăm sóc bệnh nhân có dẫn lưu bể thận qua da như thế nào?

Người bệnh sau khi được can thiệp dẫn lưu qua da cần được nằm nghỉ tại giường và theo dõi sát trong 4-6 giờ đầu nhằm phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra, các vấn đề cần theo dõi gồm có:

  • Tình trạng sinh hiệu: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở
  • Kiểm soát đau
  • Theo dõi lượng dịch, tính chất và màu sắc qua sonde dẫn lưu

Sử dụng kháng sinh dự phòng 3-5 ngày tùy theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Ở giai đoạn sau, cần theo dõi và chăm sóc bệnh nhân bị thận có dẫn lưu bể thận qua da như sau:

  • Chân dẫn lưu phải được thay bằng, vệ sinh hàng ngày
  • Dây dẫn nước tiểu qua ống dẫn lưu được theo dõi hàng ngày về thể tích, màu sắc và tình trạng chảy máu
Sau khi mổ bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng
Bệnh nhân có dẫn lưu bể thận qua da cần được nằm nghỉ tại giường và theo dõi sát trong 4-6 giờ

3. Một số biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân có dẫn lưu bể thận qua da:

Thực tế tỷ lệ thành công của kỹ thuật dẫn lưu bể thận qua da thường đạt 95-98% với tỷ lệ biến chứng thấp, biến chứng thường gặp nhất là đau thắt lưng, đái máu vi thể, ngoài ra còn có một số biến chứng hiếm gặp như:

  • Tụ máu trong thận và sau phúc mạc
  • Chảy máu tiến triển cần truyền máu, hút mạch hoặc phẫu thuật
  • Nhiễm trùng tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn huyết
  • Tràn khí khoang màng phổi
  • Tụ nước tiểu quanh thận
  • Dính ống thông vào tổ chức xung quanh
  • Tụt ống dẫn lưu trong tháng đầu tiên
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan