Chăm sóc người mang ống thông tiểu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Ống thông tiểu nhằm giúp nước tiểu đi ra khỏi cơ thể khi người bệnh không thể tự đi tiểu được. Có rất nhiều lý do người bệnh được chỉ định đặt ống thông tiểu như sau phẫu thuật, điều trị ung thư hoặc bị tắc niệu đạo. Do đặt ống thông tiểu thông trực tiếp từ ngoài cơ thể vào bàng quang nên có thể dẫn vi khuẩn vào trong cơ thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vậy người bệnh có ống thông tiểu cần được chăm sóc như thế nào?

1. Trường hợp nào cần phải đặt ống thông tiểu?

Bác sĩ có thể chỉ định đặt ống ông thiểu nếu người bệnh có:

Những lý do khiến người bệnh không thể tự đi tiểu bao gồm:

  • Dòng nước tiểu bị chặn do bàng quang có sỏi hoặc có sỏi thận, có cục máu đông trong nước tiểu hoặc phì đại tuyến tiền liệt
  • Người bệnh có phẫu thuật tuyến tiền liệt
  • Phẫu thuật ở vùng sinh dục, như sửa chữa gãy xương hông hoặc cắt tử cung
  • Tổn thương dây thần kinh bàng quang
  • Chấn thương tủy sống
  • Bệnh có rối loạn tâm thần như mất trí nhớ
  • Thuốc làm suy yếu khả năng co bóp của cơ bàng quang, khiến nước tiểu bị kẹt trong bàng quang
  • Tật nứt đốt sống

2. Làm thế nào để làm sạch ống thông tiểu?

Một trong những loại ống thông tiểu phổ biến nhất là ống thông Foley, gồm có đầu ống đi qua niệu đạo và đi vào bàng quang của người bệnh, còn đầu còn lại gồm có hai nhánh: (1) một nhánh dùng để bơm bóng nhằm cố định ống thông tiểu trong bàng quang và (2) một nhánh có nối với túi đựng nước tiểu.

Nên làm sạch ống thông hai lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Bạn cần chuẩn bị:

  • Tấm vải sạch
  • Khăn sạch
  • Xà bông
  • Nước ấm

Sau đó, bạn có thể làm theo bảy bước sau:

  1. Rửa tay bằng bông và nước ấm.
  2. Một tay giữ cố định ống thông để tránh bạn không kéo mạnh ống thông khiến người bệnh bị đau.
  3. Tay còn lại lấy miếng vải đã thấm xà bông và lau ống thông. Lau bắt đầu từ vị trí ống thông tiểu đi vào cơ thể và lau xuống túi thoát nước. Kỹ thuật này giúp bạn hạn chế đưa vi khuẩn từ ống vào cơ thể.
  4. Sử dụng vải đã thấm xà phòng khác để làm sạch khu vực xung quanh ống thông tiểu đi vào cơ thể. Đối với nam giới thì nơi bắt đầu vào cơ thể là từ đỉnh dương vật, nên khi vệ sinh, bạn hãy lau từ đỉnh đi ra các khu vực khác, nhớ vệ sinh bao quy đầu và không lau theo hướng ngược trở lại. Đối với phụ nữ thì vị trí bắt đầu từ nơi ống thông đi vào niệu đạo, bạn cần vệ sinh âm hộ, lau ngược về hậu môn của người bệnh và không lau theo hướng ngược lại.
ống thông tiểu
Ống thông tiểu nên được vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm trùng

5. Rửa sạch tay và sử dụng khăn sạch để lau khô thông khô tiểu.

6. Loại bỏ các khăn đã sử dụng. Không sử dụng lại các khăn đã sử dụng cho đến khi các khăn đó đã được làm sạch.

7. Rửa tay lại một lần nữa.

Khi bạn làm sạch, nếu phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng xung quanh nơi ống thông tiểu đi vào, chẳng hạn như sưng, đỏ, mủ hoặc đau thì hãy gọi cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hỗ trợ xử lý.

3. Cách thay túi đựng nước tiểu

Người bệnh có thể đeo túi đựng nước đeo ở chân (leg drainage bag) vào ban ngày và túi đựng nước tiểu vào (drainage bag) ban đêm khi đi ngủ. Bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Một túi đựng nước tiểu sạch
  • Xà bông
  • Hai miếng cồn

Để đổi túi nước tiểu, hãy làm theo tám bước sau:

  1. Rửa tay với xà bông và nước.
  2. Sử dụng hai ngón tay để nắm chặt đầu của túi đựng nước tiểu mới.
  3. Lấy túi đang đựng nước tiểu ra.
  4. Lau sạch đầu ống thông bằng miếng cồn thứ nhất.
  5. Lau đầu túi mới bằng miếng cồn thứ hai.
  6. Nối đầu ống thông tiểu với đầu túi đựng nước tiểu.
  7. Kiểm tra dây ống thông không có uốn cong hoặc xoắn.
  8. Rửa tay lại một lần nữa.

4. Cách vệ sinh túi đựng nước tiểu

Khi bạn đã thay túi, bạn có thể làm sạch lại túi này trước khi sử dụng lại. Bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Nước lạnh và nước lạnh
  • Nước xà bông
  • Giấm trắng

Sau đó, bạn có thể làm theo chín bước sau:

  1. Rửa tay bằng xà bông với nước ấm.
  2. Rửa bên trong túi bằng xà phòng và nước mát (do nước nóng có thể làm hỏng túi).
  3. Rửa sạch túi bằng nước mát để làm sạch hết xà phòng.
  4. Pha 1 cốc nước mát với 1 chén giấm trắng.
  5. Đổ dung dịch giấm vào nửa túi đựng nước tiểu và sau đó lắc.
  6. Để túi nằm yên trong vòng 15 đến 30 phút.
  7. Đổ sạch nước giấm và rửa lại với nước mát.
  8. Treo dốc ngược túi và để nơi khô ráo.
  9. Rửa tay một lần nữa.
Túi đựng nước tiểu
Bên cạnh đó, túi đựng nước tiểu cũng cần được vệ sinh sạch sẽ

5. Hướng dẫn chung

Thực hiện theo các hướng dẫn chung sau để giữ cho ống thông không bị tắc nghẽn và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho người bệnh:

  • Thường xuyên kiểm tra ống để xem ống có bị uốn cong hoặc xoắn khiến nước tiểu khó hoặc không chảy ra.
  • Không sử dụng bất kỳ loại kem hoặc bột nào bôi hoặc xịt xung quanh vị trí ống thông đi vào cơ thể.
  • Xả nước tiểu sau 2 đến 4 giờ hoặc khi nước tiểu đã đầy một nửa túi.
  • Giữ túi đựng nước tiểu thấp hơn vị trí bàng quang của người bệnh để giúp nước tiểu thoát ra dễ dàng.
  • Rửa tay trước và sau khi chạm vào túi đựng nước tiểu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com; Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

87.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan