Chích áp xe tầng sinh môn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Áp xe tầng sinh môn là tình trạng sưng đau, mưng mủ tại khu vực giữa hậu môn và cơ quan sinh dục ngoài hay là vùng giữa xương mu và xương cụt. Khi gặp tình trạng này, các bác sĩ sẽ thực hiện chích áp xe tầng sinh môn để khắc phục và hạn chế các biến chứng tiêu cực đến sức khỏe từ tình trạng trên.

1. Tìm hiểu về áp xe tầng sinh môn

1.1 Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là hệ thống sinh lý trong cơ thể nằm giữa âm đạo của nữ giới hay gốc bìu và dương vật của nam giơí tới hậu môn, có chiều dài từ 3 – 5 cm, đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động như quan hệ tình dục, tiếp nhận tinh trùng, nuôi dưỡng thai nhi cũng như sinh sản...

Tầng sinh môn gồm phần mềm cân, cơ, dây chằng... bên dưới khung chậu. Cấu tạo của khu vực này gồm 3 tầng chính: tầng nông, tầng giữa và tầng sâu:

  • Tầng nông: gồm 5 cơ (cơ ngang hông, cơ hành lang, cơ thắt hậu môn và cơ khít âm môn). Trong đó, cơ thắt hậu môn ở vị trí tầng sau, còn 4 cơ còn lại ở vị trí tầng trước.
  • Tầng giữa: gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo, cả hai đều nằm ở vị trí tầng sinh môn trước.
  • Tầng sâu: gồm cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt.

1.2 Áp xe tầng sinh môn là gì?

Áp xe tầng sinh môn là một khu vực sưng đau, viêm nhiễm và phát triển thành một khối mềm ở tầng sinh môn. Bên trong khốiáp xe tường chứa đầy dịch mủ với thành phần là vi khuẩn, xác bạch cầu cũng như các mảnh vụn... Do đó, các áp xe này thường khiến tầng sinh môn bị đau ở người bệnh.

Các áp xe tầng sinh môn được hình thành thường do sự tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc tắc tuyến dầu (tuyến bã nhờn), do các vết rạn – thủng trên da tầng sinh môn, viêm nang lông... Khi đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập, gây ra phản ứng viêm.

Ngứa vùng kín
Áp xe tầng sinh môn là một khu vực sưng đau, viêm nhiễm và phát triển thành một khối mềm ở tầng sinh môn – vị trí giữa âm đạo và hậu môn

2. Dấu hiệu nhận biết áp xe tầng sinh môn

Một bệnh nhân khi bị áp xe tầng sinh môn sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Sờ vào khu vực tầng sinh môn, bệnh nhân có thể cảm thấy khối u to, căng tức và đau đớn.
  • Khi khối áp xe này phát triển, bệnh nhân dễ dàng nhìn thấy được đầu mủ nhọn.
  • Hầu hết các khối áp xe tầng sinh môn sẽ to dần và trở nên nặng nề khi không được điều trị sớm. Khi tình trạng nhiễm trùng lây lan sâu hơn vào bên trong, hay thậm chí là đi vào máu, bệnh nhân có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sốt cao...

3. Chích áp xe tầng sinh môn – phương pháp phổ biến điều trị áp xe tầng sinh môn

Chích áp xe tầng sinh môn là thủ thuật cơ bản và thường được chỉ định nhất trong việc điều trị các khối áp xe tầng sinh môn, có chức năng dẫn lưu mủ trong áp xe từ khu vực nhiễm bệnh ra bên ngoài. Tuy nhiên, đây là phương pháp điều trị thích hợp đối với các khối áp xe nhỏ đến trung bình. Ở những khối áp xe tầng sinh môn lớn, cần phải tiến hành điều trị theo đúng các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

4. Quy trình chích áp xe tầng sinh môn được thực hiện như thế nào?

Gây tê
Bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành gây tê ở khu vực xung quanh vị trí áp xe

Gây tê

Bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành gây tê ở khu vực xung quanh vị trí áp xe, giúp người bệnh tránh cảm giác đau đớn khi tiến hành thủ thuật. Bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu uống một số loại thuốc an thần khi khối áp xe có kích thước lớn.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ thoa dung dịch sát khuẩn và đặt khăn vô trùng lên vị trí áp xe và xung quanh áp xe, hạn chế tình trạngnhiễm trùng sau thủ thuật.

Giảm áp lực trên khối áp xe tầng sinh môn

Hoạt động này là cần thiết để đảm bảo quá trình chích áp xe tầng sinh môn diễn ra thuận lợi, dễ dàng, hạn chế tình trạng tầng sinh môn bị đau ở bệnh nhân.

Chích áp xe tầng sinh môn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ chích rạch ổ áp xe để mủ bên trong cũng như các mảnh vụn chảy ra bên ngoài. Đến khi khu vực sưng đau đã chảy hoàn toàn dịch ra ngoài, sau đó sẽ dùng các dung dịch sát khuẩn như povidine pha loãng để súc rửa làm sạch ổ áp xe, tiếp theo các bác sĩ sẽ sử dụng gạc để chèn vào khoang trống với mục đích cầm máu và dẫn lưu dịch mũ còn sót lại. Cuối cùng, bác sĩ sẽ băng bó lại vết thương.

Kê đơn thuốc sau thủ thuật

Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí bị áp xe sau chích, bệnh nhân sẽ được kê thêm đơn thuốc kháng sinh, đồng thời hướng dẫn cụ thể cách thức chăm sóc tại nhà. Hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu ngay sau khi dịch trong ổ áp xe tầng sinh môn đã được dẫn lưu hoàn toàn ra ngoài. Trong trường hợp bệnh nhân vẫn còn đau tê, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau trong khoảng 1 – 2 ngày.

5. Phòng ngừa áp xe tầng sinh môn sau điều trị

Vệ sinh vùng kín
Để phòng ngừa áp xe tầng sinh môn bạn cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách, ít nhất 2 lần mỗi ngày

Chích áp xe tầng sinh môn là thủ thuật để điều trị tức thời các khối áp xe ở vị trí này, nhưng không thể giúp phòng ngừa tình trạng trên dài hạn. Biện pháp để ngăn ngừa các khối áp xe tầng sinh môn trở lại là:

  • Cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt làvệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, đúng cách, ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, tăng cường chất xơ trong rau củ quả, uống nhiều nước.
  • Chú ý tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.

Chích áp xe tầng sinh môn là thủ thuật đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả trong việc điều trị các khối áp xe tầng sinh môn. Khi gặp vấn đề này, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan