Chụp và đặt stent đường mật số hóa xóa nền DSA

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Huy Hoàng - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ Vũ Huy Hoàng đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.

Tắc mật là tình trạng tắc đường bài xuất mật, làm mật ngấm vào máu gây vàng da và niêm mạc. Chụp và đặt stent đường mật số hóa xóa nền DSA là một kỹ thuật cao được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị các tắc nghẽn xảy ra trong các ống mật.

1. Chụp và đặt stent đường mật là kỹ thuật gì?

Các nguyên nhân tắc mật ác tính thường gặp gồm: ung thư đầu tụy, ung thư đường mật, ung thư túi mật, tổn thương di căn vào rốn gan. Khi đó người bệnh có 2 tổn thương là ung thư và tắc mật. Trong đó bệnh lý tắc mật thường là nguyên nhân chính gây tử vong. Để giải quyết vấn đề này, từ những năm 1970, người ta đã tiến hành các can thiệp đường mật qua da nhằm giải phóng đường mật. Stent (giá đỡ) đường mật là một ống nhỏ, mảnh dùng để nâng đỡ phần bị chít hẹp của đường mật. Đặt stent đường mật là một can thiệp tối thiểu nhưng có hiệu quả cao, ít biến chứng, thời gian phục hồi sau can thiệp nhanh.

2. Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp

2.1 Chụp đường mật qua da (Percutaneous transhepatic cholangiography- PTC)

Chụp đường mật qua da là bước đầu tiên trong các can thiệp đường mật qua da như dẫn lưu, đặt stent đường mật qua da.

Kỹ thuật này chỉ định trong các trường hợp:

  • Chẩn đoán phân biệt tổn thương tắc mật có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc không không can thiệp được bằng phẫu thuật với các tổn thương điều trị nội khoa.
  • Sau khi thất bại chụp đường mật qua đường nội soi hoặc đánh giá các biến chứng sau can thiệp đường mật qua đường nội soi.
  • Đánh giá tổn thương hẹp đường mật trước mổ (bilan trước phẫu thuật).

Chống chỉ định với những bệnh nhân:

  • Rối loạn đông máu vì có nguy cơ chảy máu. Cần phải điều trị để cải thiện đông máu trước các can thiệp.
  • Có tiền sử dị ứng với thuốc đối quang. Có thể điều trị dự phòng trước khi sử dụng bằng thuốc kháng histamin và corticoid.
  • Tràn dịch ổ bụng mức độ nhiều, trong trường hợp này nên can thiệp đường mật qua đường nội soi. Trong trường hợp can thiệp qua đường nội soi thất bại, có thể điều trị qua da sau khi dẫn lưu hết dịch ổ bụng.
  • Không có đường vào qua gan do vướng màng phổi hay các quai ruột lên quá cao.
rối loạn đông máu
Bệnh nhân rối loạn đông máu chống chỉ định thực hiện

2.2 Dẫn lưu đường mật qua da (Percutaneous Transhepatic biliary drainage- PTBD)

Chỉ định của thủ thuật:

  • Điều trị giảm vàng da tắc mật trong trường hợp điều trị qua đường nội soi thất bại hoặc không có chỉ định điều trị qua đường nội soi.
  • Điều trị các biến chứng nhiễm trùng do tắc mật như viêm đường mật hoặc sốc nhiễm khuẩn.
  • Điều trị giảm tắc mật trước mổ.
  • Dẫn lưu mật (điều trị dự phòng) trong các trường hợp can thiệp đường mật như sinh thiết u trong lòng đường mật, đặt stent đường mật.

Chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Tất cả các chống chỉ định đã nêu trong phần chụp đường mật qua da.
  • Người bệnh bị tắc mật nhiều vị trí hoặc chỉ tắc khu trú một hạ phân thùy (thường do di căn gan).

2.3 Đặt stent đường mật qua da (Percutaneous transhepatic biliary stenting- PTBS)

Đặt stent đường mật qua da chỉ định trong điều trị các trường hợp tắc mật ác tính mà không có khả năng phẫu thuật do tổn thương u giai đoạn muộn, tuổi già hoặc có các bệnh lý khác kèm theo (đái tháo đường, bệnh lý tim mạch...)

Chống chỉ định với trường hợp nhiễm khuẩn nặng (những trường hợp này nên dẫn lưu đường mật trước để điều trị ổn định), khi chẩn đoán hẹp đường mật ác tính chưa rõ ràng, các tổn thương còn có khả năng phẫu thuật cắt hoàn toàn tổn thương.

Đặt stent đường mật qua da
Đặt stent đường mật qua da (PTBS) thường được sử dụng trong điều trị tắc đường mật ác tính.

3. Chụp và đặt stent đường mật dưới X quang tăng sáng được thực hiện ra sao?

3.1 Kỹ thuật chụp đường mật qua da

  • Kỹ thuật thực hiện trong điều kiện vô khuẩn.
  • Chọc vào đường mật dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc chỉ sử dụng máy DSA
  • Tiến hành chụp đường mật theo các tư thế phù hợp nhằm chẩn đoán và bộc lộ vị trí tổn thương.

3.2 Dẫn lưu đường mật

  • Chọc kim đường mật (thường dùng Angiocath16-18F) vào đường mật dưới hướng dẫn của siêu âm.
  • Sau đó chụp đường mật để đánh giá hệ thống cây đường mật trong và ngoài gan, vị trí tắc nghẽn đường mật.
  • Luồn ống thông vào đường mật sau đó thay bằng Amplatzer.
  • Đặt ống thông dẫn lưu đường mật ra ngoài hoặc đưa đầu của ống thông xuống tá tràng (dẫn lưu trong - ngoài).

3.3 Đặt stent đường mật

Kỹ thuật giống như đặt dẫn lưu đường mật.

  • Sau khi đặt được amplatzer vào hệ thống đường mật. Tiến hành nong đường vào và đặt giá đỡ stent đường kính 8-10 mm qua vị trí hẹp.
  • Có thể đặt ống thông dẫn lưu mật dự phòng vào hệ thống đường mật tùy thuộc trong quá trình can thiệp có chảy máu đường mật hay không.
  • Ống thông dẫn lưu này sẽ được kẹp lại sau 24 giờ. Nếu không có biến chứng gì (người bệnh không đau, không sốt) có thể rút sonde dự phòng sau 48 giờ.

Sau khi can thiệp thủ thuật, với bệnh nhân chụp đường mật qua da, sẽ được theo dõi tại giường bệnh khoảng 2-3 giờ. Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, sẽ được chỉ định điều trị kháng sinh từ 3-5 ngày. Còn với bệnh nhân thực hiện dẫn lưu đường mật và đặt stent đường mật qua da, sau can thiệp, người bệnh phải được theo dõi chặt chẽ cạnh phòng can thiệp. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà người bệnh sẽ được đưa vào phòng điều trị tích cực hoặc trở về giường bệnh và tiếp tục dùng kháng sinh sau 3-5 ngày, đồng thời truyền dịch để bồi phụ lượng dịch mật đã mất.

kháng sinh
Bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn

4. Tai biến có thể gặp sau khi can thiệp

Tất cả những thủ thuật dù xâm lấn tối thiểu vẫn có nguy cơ xảy ra biến chứng, với kỹ thuật chụp và đặt stent đường mật số hóa xóa nền những biến chứng có thể gặp sau khi can thiệp như:

tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi có thể xảy ra sau khi can thiệp

Tùy thuộc vào từng loại biến chứng sẽ điều trị theo các phác đồ cụ thể.

Chụp và đặt stent đường mật số hóa xóa nền là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khó, đòi hỏi người thực hiện kỹ thuật phải có chuyên môn, đồng thời kỹ thuật này phải được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại, phòng chụp đạt chuẩn. Do đó, để đạt kết quả chẩn đoán hình ảnh chính xác, bệnh nhân cần chọn các địa chỉ uy tín có máy chụp mạch DSA và có trang thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn để thực hiện, từ đó có hướng điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện có hội tụ đầy đủ các bác sĩ đa khoa và chuyên khoa thực hiện, thăm khám, phẫu thuật, chẩn đoán hình ảnh và điều trị bệnh. Đặc biệt, tại Vinmec đã và đang tiếp tục đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như các loại máy siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để phục vụ công tác thăm khám và điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, Vinmec cũng đã thực hiện các kỹ thuật chụp mạch can thiệp DSA ở nhiều ca bệnh để kịp thời đưa ra kết quả và hướng điều trị bệnh cho nhiều Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan