Đề phòng với dịch bệnh do cúm A/H1N1

Mặc dù không nguy hiểm bằng các một số bệnh cúm khác nhưng cúm A/H1N1 có thể gây viêm phổi và bội nhiễm, nghiêm trọng hơn là có thể gây suy đa tạng và dẫn đến tử vong ở một số đối tượng có nguy cơ, đặc biệt là các bệnh nhân mãn tính và có bệnh nền.

1. Cúm A/H1N1 là bệnh gì?

Bệnh cúm A/H1N1 là một bệnh cúm mùa do virus cúm A/H1N1 gây ra. Đây là bệnh rất dễ lây truyền từ người này sang người khác với tốc độ rất nhanh. Mặc dù không nguy hiểm bằng các một số bệnh cúm khác, nhưng bệnh có thể gây viêm phổi và bội nhiễm, nghiêm trọng hơn là có thể gây suy đa tạng và dẫn đến tử vong ở một số đối tượng có nguy cơ, đặc biệt là các bệnh nhân mãn tính và có bệnh nền.

Tương tự như virus Corona gây bệnh viêm phổi Vũ Hán gây dịch bệnh tại Hà Nội và một số tỉnh thành trên nước ta, bệnh Cúm A/H1N1 từng là chủng đại dịch được phát hiện và bùng phát mạnh vào năm 2009, có tốc độ lây lan nhanh.

Tại Việt Nam, dịch bệnh H1N1 bùng phát mạnh vào cuối năm 2009, sau khi triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh được đẩy lùi vào đầu năm 2010, đến tháng 7/2010 Việt Nam đã cơ bản khống chế dịch cúm A trên cả nước.

Cúm H1N1 năm 2009
Cúm A/H1N1 từng bùng phát thành đại dịch vào cuối năm 2009

Về con đường lây truyền, virus gây bệnh cúm A/H1N1 lây lan từ người qua người khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện hoặc khi người lành tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus cúm A, sau đó đưa tay lên mũi, miệng, mắt.

2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh cúm A/H1N1

Tương tự như những bệnh cúm mùa thông thường khác, người bệnh bị nhiễm virus cúm A/H1N1 có các biểu hiện triệu chứng như sau:

  • Sốt trên 38 độ C và kèm theo cảm giác ớn lạnh.
  • Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, suy nhược cơ thể.
  • Đau họng, ho khan.
  • Hắt hơi, nghẹt và sổ mũi, khó thở.
  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
  • Ở những bệnh nhân bị cúm nặng, phổi có dấu hiệu tổn thương dẫn tới suy hô hấp như khó thở hoặc thở nhanh.
  • Xuất hiện biến chứng thứ phát như: Viêm xoang do bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
  • Đối với những người bệnh mắc bệnh mãn tính như tim mạch, máu, phổi,... thì bệnh tiến triển nặng hơn.
Sốc nhiễm khuẩn
Cúm A nặng có thể dẫn tới biến chứng sốc nhiễm khuẩn

3. Phòng bệnh cúm A/H1N1

Để phòng ngừa bệnh cúm A/H1N1, mọi người cần chủ động:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh. Cụ thể, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên; sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt;
  • Khi ho hoặc hắt hơi thì cần che mũi, miệng; không khạc nhổ bừa bãi và tránh tiếp xúc gián tiếp và trực tiếp với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm A.
  • Chế độ ăn thức ăn cân bằng, đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng nhằm ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
  • Những trường hợp sốt cao, khó thở thì cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang rồi đến cơ sở y tế để khám, tư vấn, xử lý và phòng tránh lây lan.
  • Đặc biệt, để phòng bệnh đặc hiệu, mọi người nên đi tiêm vắc-xin để phòng bệnh. Nên tiêm đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan