Gây mê nội khí quản trong phẫu thuật nội soi cắt gan

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bình - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ Nguyễn Bình đã có hơn 20 năm kinh trong lĩnh vực gây mê- hồi sức.

Gây mê nội khí quản là quy trình thích hợp cho phẫu thuật nội soi cắt gan. Vì thủ thuật này giúp kiểm soát tốt hô hấp, thời gian gây mê kéo dài, đặc biệt có tác dụng nhanh và sâu hơn so với các loại gây mê đường hô hấp khác.

1. Gây mê nội khí quản là kỹ thuật gì?

Gây mê nội khí quản là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt nội khí quản, được sử dụng nhằm kiểm soát hoạt động hô hấp của người bệnh trong và sau khi phẫu thuật.

Sau khi được gây mê, người bệnh sẽ bị mất cảm giác và ý thức tạm thời nhưng vẫn duy trì hô hấp bằng thở máy qua nội khí quản. Phương pháp gây mê nội khí quản được áp dụng trong phẫu thuật cắt gan và nhiều loại phẫu thuật kéo dài, phức tạp khác trong cơ thể.

2. Chỉ định và chống chỉ định gây mê nội khí quản trong mổ nội soi cắt gan

  • Chỉ định: Phẫu thuật nội soi cắt gan trung tâm
  • Chống chỉ định: Gây mê qua nội khí quản không được tiến hành khi người bệnh không ký giấy cam kết phẫu thuật cắt gan, không đủ phương tiện gây mê hồi sức và bác sĩ gây mê chưa vững tay nghề.
FNH phân thùy IV gan
Bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt gan trung tâm được chỉ định gây mê nội khí quản

3. Chuẩn bị gì trước gây mê mổ nội soi cắt gan?

3.1 Người thực hiện kỹ thuật

Bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên khoa gây mê - hồi sức

3.2 Thiết bị gây mê

  • Hệ thống máy gây mê, máy theo dõi chức năng sống, máy phá rung tim, máy hút nhớt.
  • Đèn soi thanh quản, ống nội khí quản kích cỡ khác nhau, ống hút, mặt nạ, bóng bóp, canul miệng hầu, kìm Magill, mandrin mềm.
  • Lidocain 10% và Salbutamol dạng xịt
  • Dự phòng đặt nội khí quản khó khăn bằng cách chuẩn bị thêm các dụng cụ sau: Ống Cook, mask thanh quản, ống soi phế quản mềm, bộ mở khí quản, kìm mở miệng.

3.3 Chuẩn bị người bệnh

  • Thăm khám tình trạng sức khỏe của người bệnh trước gây mê nội khí quản
  • Giải thích quy trình gây mê, phẫu thuật để người bệnh yên tâm, hợp tác
  • Đánh giá mức độ khó khăn trong đặt nội khí quản
  • Dùng thuốc an thần tối hôm trước phẫu thuật (nếu cần)

4. Quy trình gây mê mổ nội soi cắt gan

4.1 Các bước chung

  • Đặt người bệnh tư thế nằm ngửa
  • Cho thở oxy 100% 3-6 lít/phút trước khởi mê ít nhất 5 phút.
  • Lắp máy monitor theo dõi
  • Thiết lập đường truyền tĩnh mạch
  • Tiền mê (nếu cần)

4.2 Khởi mê

thuốc mê tĩnh mạch
Thuốc mê tĩnh mạch được sử dụng trước khi thực hiện nội soi

4.3 Đặt nội khí quản

Đặt nội khí quản đường miệng

  • Mở miệng, đặt đèn soi thanh quản vào bên phải miệng, gạt lưỡi sang bên trái, đẩy đèn sâu, phối hợp với tay phải đè sụn giáp nhẫn tìm nắp thanh môn và lỗ thanh môn.
  • Luồn ống nội khí quản qua lỗ thanh môn, dừng đẩy khi bóng của ống nội khí quản đi qua dây thanh âm 2 - 3 cm.
  • Rút đèn soi thanh quản, rồi bơm bóng nội khí quản để cố định.
  • Kiểm tra xem nội khí quản đã đặt đúng hay chưa bằng cách nghe phổi và kiểm tra EtCO2.
  • Cố định bên ngoài bằng băng dính.
  • Đặt canul vào miệng để tránh người bệnh cắn vào ống nội khí quản (nếu cần).
Gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức
Hình ảnh quy trình gây mê đặt nội khí quản đường miệng

4.4 Duy trì mê

  • Duy trì mê bằng thuốc mê tĩnh mạch hoặc thuốc mê bốc hơi, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ (nếu cần)
  • Kiểm soát hô hấp bằng máy

5. Tai biến và xử trí

5.1 Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở

  • Dấu hiệu nhận biết: Có dịch tiêu hóa trong khoang miệng và đường thở.
  • Xử trí: Hút sạch dịch, cho người bệnh nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên. Sau mổ cần theo dõi thêm nguy cơ nhiễm trùng phổi

5.2 Rối loạn huyết động

  • Dấu hiệu nhận biết: Hạ hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim (nhịp chậm, nhịp nhanh, loạn nhịp)
  • Xử trí: Tùy theo triệu chứng và nguyên nhân mà có cách xử trí khác nhau
Tăng huyết áp kịch phát: Những điều cần biết
Bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp so rối loạn huyết đông sau mổ

5.3 Tai biến do đặt nội khí quản

  • Không đặt được ống nội khí quản: Thực hiện quy trình đặt ống nội khí quản cho các trường hợp khó đặt hoặc chuyển sang phương pháp khác.
  • Đặt nhầm vào dạ dày: Dấu hiệu nhận biết là nghe phổi không có rì rào phế nang, không đo được EtCO2. Giải quyết bằng cách đặt lại ống nội khí quản.
  • Co thắt thanh - khí - phế quản: Dấu hiệu nhận biết là khó hoặc không thể thông khí, nghe phổi có tiếng ran hoặc phổi câm. Giải pháp là cung cấp đủ oxy, thuốc ngủ, giãn cơ, thuốc giãn phế quảncorticoid. Nếu vẫn không hiệu quả thì chuyển sang áp dụng đặt ống nội khí quản cho trường hợp khó.
  • Chấn thương khi đặt ống : Biểu hiện là chảy máu, gãy răng, tổn thương dây thanh âm, rơi dị vật vào đường thở. Tùy theo tổn thương gặp phải mà có cách xử trí khác nhau.

5.4 Các biến chứng về hô hấp

  • Biểu hiện: Gập, tụt, đẩy sâu ống nội khí quản vào một phổi; tụt, hở hệ thống hô hấp; hết nguồn cung cấp oxy; soda hết tác dụng dẫn tới thiếu oxy.
  • Xử trí: Đảm bảo thông khí, cung cấp oxy 100%, tìm và giải quyết nguyên nhân.
Liệu pháp oxy
Bệnh nhân sau mổ bị thiếu oxy cần cung cấp oxy 100%

5.5 Biến chứng sau rút ống nội khí quản

  • Biểu hiện: Người bệnh bị đau họng, khàn tiếng, co thắt thanh - khí - phế quản, viêm đường hô hấp trên, hẹp thanh - khí quản sau rút ống nội khí quản
  • Giải pháp: Cách xử trí tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.

Gây mê nội khí quản được chỉ định cho phẫu thuật nội soi cắt gan và nhiều các cuộc phẫu thuật khác. Theo đó, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ, kỹ thuật viên gây mê để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Gây mê nội khí quản là một kỹ thuật gây mê thường quy được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Theo đó, quy trình gây mê nội khí quản tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại. Nhờ đó mà các tai biến sau quá trình gây mê, phẫu thuật luôn được hạn chế tối đa ở mức cao nhất.

Trong tháng 4 & 5/2021, khi có nhu cầu khám và điều trị Ung thư gan tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park, quý khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi kép:

- Miễn phí khám chuyên khoa và miễn phí xét nghiệm, chụp chiếu

-Giảm 50% chi phí đối với khách hàng có chỉ định điều trị sau khám. Chương trình áp dụng giới hạn cho kỹ thuật tương ứng từng bệnh viện và cho khách hàng lần đầu thực hiện kỹ thuật điều trị này tại Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02836221166 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hồ Chí Minh.

277 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan