Khi nào cần dùng thuốc chống phơi nhiễm hiv?

Mặc dù khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị đặc trị và vắc-xin phòng ngừa HIV đặc hiệu. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra thuốc chống phơi nhiễm HIV. Vậy khi nào thì cần dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV? Cùng tìm hiểu và tham khảo thêm những thông tin dưới đây để biết cách dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV hiệu quả và an toàn nhất.

1. Thuốc chống phơi nhiễm HIV là thuốc gì?

Thuốc chống phơi nhiễm HIV hoặc dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) là việc sử dụng thuốc ARV chống phơi nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao để dự phòng lây nhiễm HIV.

Thuốc kháng virus sử dụng trong PrEP là thuốc có chứa Tenofovir, và tùy theo từng quốc gia hoặc phác đồ sử dụng mà có thể các bác sĩ kê đơn sử dụng 1 hoặc 2 loại thuốc kháng HIV. Các phác đồ phối hợp hay sử dụng chống phơi nhiễm HIV là TDF/FTC (300mg/200mg) hoặc TDF/3TC (300mg/300mg) hoặc TDF (300mg).

Tại Việt Nam, chương trình PrEP đang được sử dụng chủ yếu là loại phối hợp 2 thuốc: Tenofovir và Emtricitabine (TDF/FTC).

2. Khi nào cần dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV

Nếu có các yếu tố nguy cơ sau đây thì bạn nên dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV 72h sau khi có các hành vi sau:

  • Nam giới có quan hệ tình dục với người đồng tính nam.
  • Người chuyển giới nữ có quan hệ đồng giới nữ.
  • Phụ nữ bán dâm và nam giới có quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm
  • Người sử dụng ma túy.
  • Có bạn tình bị nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV chống phơi nhiễm HVI hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng. Hoặc đã điều trị thuốc ARV trên 6 tháng nhưng tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml.
  • Người có quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc hậu môn với nhiều bạn tình mà không sử dụng bao cao su.

3. Cách dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV như thế nào?

Thuốc chống phơi nhiễm HIV được uống hàng ngày, mỗi ngày 1 lần 1 viên vào một thời điểm nhất định trong ngày. Nếu lỡ quên uống thì hãy uống ngay khi nhớ ra (lưu ý là không uống quá 2 viên trong 24 giờ).

Thuốc đạt hiệu quả bảo vệ sau khi dùng đủ 7 ngày liên tục với quan hệ tình dục qua đường hậu môn và 21 ngày liên tục sau quan hệ tình dục âm đạo hoặc tiêm chích ma túy.

4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV

Thuốc PrEP đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép sử dụng và chứng nhận an toàn. Thuốc có thể dùng được cho cả phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú có yếu tố nguy cơ.

Hầu hết, những người sử dụng thuốc PrEP đều không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Chỉ có một số ít có dấu hiệu đường tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy...) và đau đầu nhẹ. Nhưng tác dụng phụ này thường nhẹ và tự khỏi sau 1-2 tuần.

5. Khi nào dừng sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV

Bạn có thể ngừng sử dụng thuốc khi không còn nguy cơ nhiễm HIV hoặc khi muốn sử dụng các biện pháp dự phòng khác hiệu quả hơn mà không muốn dùng thuốc. Ngoài ra, bạn có thể dừng thuốc nếu có các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Tuy nhiên, bạn hãy trao đổi đối với bác sĩ trước khi muốn ngừng sử dụng thuốc PrEP.

6. Một số lưu lý khi sử dụng thuốc PrEP

Khi sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV để đạt được hiệu quả tốt nhất thì người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng thuốc ARV chống phơi nhiễm HIV để điều trị cho người đã bị nhiễm HIV để dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
  • Việc sử dụng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Vì vậy, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
  • Mặc dù đã dùng thuốc PrEP nhưng bạn cũng cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục. Bởi vì PrEP chỉ giúp phòng lây nhiễm HIV mà không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, viêm gan B, C.... Bên cạnh đó, thuốc cũng không có tác dụng phòng tránh thai.

Hy vọng với bài viết trên đã giúp mọi người nắm rõ thông tin cũng như biết được khi nào cần dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV. Để từ đó sử dụng thuốc đúng cách khi được chỉ định để phòng tránh lây nhiễm HIV.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan