Làm gì khi bị điện giật?

Bài viết được viết bởi bác sĩ Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Điện giật là nguy cơ tiềm ẩn luôn rình rập chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, trong sinh hoạt, trong khi tham gia giao thông ... Vậy cần làm gì khi bị điện giật?

1. Nguyên nhân điện giật

Nguyên nhân điện giật thường do :

  • Sơ ý chạm vào ổ điện
  • Do chạm vào dây điện bị hở
  • Do chập điện
  • Do trụ điện ngã đổ do mưa bảo.

Khi bị điện giật nạn nhân có thể :

Tức thì:

Lâu dài:

  • Di chứng tàn phế, giảm và mất chức năng vận động bình thường
  • Cắt cục chi...

Do đó việc xử trí ban đầu rất quan trọng góp phần làm tăng tỉ lệ cứu sống cho nạn nhân và giảm nguy cơ di chứng tàn phế cho nạn nhân.

Điều trị điện giật ở trẻ em
Trong gia đình tồn tại rất nhiều nguy cơ khiến bị giật điện

2. Xử lý khi bị điện giật

Khi bị điện giật việc cần phải làm là :

  • Bình tĩnh, không hốt hoảng, không tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân khi chưa bảo đảm cách điện an toàn
  • Nhanh chống tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân bằng cách: ngắt điện, cúp cầu dao, dùng dụng cụ cách điện như cây khô, đồ nhựa, mũ ... tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân
  • Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, an toàn
  • Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được theo dỏi và xử trí kịp thời.

Tùy theo tình trạng nạn nhân chúng ta có cách xử lý khi bị điện giật riêng.

Nếu nạn nhân tỉnh:

  • Da niêm hồng mạch rõ, để nạn nhân tự hồi tỉnh và chuyển nạn nhân đến bệnh viện
  • Giữ ấm cho nạn nhân
Lưu ý trong sơ cứu người bị chấn thương sọ não
Bệnh nhân tự hồi tỉnh cần giữ ấm và chuyển tới bệnh viện

Nếu nạn nhân bất tỉnh:

Da niêm tái, không có mạch, chúng ta tiến hành ngay :

  • Để nạn nhân nằm ngửa móc đàm nhớt trong miệng nạn nhân ra
  • Hô hấp nhân tạo, nhồi tim cho nạn nhân tiến hành như sau : đặt tay thẳng góc với xương ức ở 1/3 dưới xương ức ấn xâu 4 đến 6cm , ấn từ 60 đến 100 lần / phút , ấn 10 nhịp thổi vào miệng nạn nhân 1 lần , không được gián đoạn quá 10 giây, làm liên tục và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Nếu nạn nhân bất tỉnh ngưng thở, ngưng tim:

  • Thực hiện như phần ( B )
  • Không nên đổ nước vào người, đắp bùn, thoa dầu, cạo gió ...mà làm trì hoãn việc cấp cứu và vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Việc xử lý cấp cứu người bị điện giật ban đầu nhanh, đúng, hiệu quả sẽ góp phần làm tăng khả năng cứu sống nạn nhân và làm giảm nguy cơ di chứng tàn phế cho nạn nhân.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

99.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan