Lợi ích của liệu pháp gương sau phẫu thuật đoạn nhũ

Bài viết được viết bởi TS.BS Bùi Hạnh Tâm - Bác sĩ gây mê hồi sức và điều trị đau, Khoa Gây mê giảm đau - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Dùng một chiếc gương phẳng để tự thôi miên bằng hình ảnh ảo nhằm đánh lừa não bộ của người bệnh để nó tin rằng người bệnh đang quan sát phần ngực không còn đó. Khi đó não bộ của người bệnh sẽ nghĩ là phần cơ thể bị mất vẫn tồn tại và cảm giác bực bội, lo lắng... thậm chí cảm giác đau đớn sẽ giảm bớt.

1. Tâm lý của phụ nữ khi trải qua phẫu thuật đoạn nhũ

Cắt bỏ tuyến vú là một trải nghiệm khó khăn nhất là khi mà tỷ lệ phụ nữ bị ung thư vú ngày một gia tăng và được phát hiện, can thiệp điều trị sớm.

Về mặt giải phẫu thì người bệnh cần có thời gian cho vùng phẫu thuật bớt phù nề, bớt thâm tím, sẹo mổ sẽ nhạt dần theo thời gian. Tuy nhiên về cảm xúc về một bộ phận cơ thể bị mất sẽ kéo dài tùy từng cá thể như lo lắng, bực bội, cảm giác không an toàn. Phẫu thuật đoạn nhũ thường để lại những biến đổi về cơ thể và tinh thần cần có thời gian dài để hồi phục.

Vì vậy, giai đoạn sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc đầy đủ và toàn diện để tránh được những di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là hiện tượng đau mãn tính.
Phụ nữ luôn trân trọng và yêu quý cơ thể của chính mình thể hiện rằng họ chịu khó chăm sóc vẻ đẹp bề ngoài kỹ lưỡng hơn nam giới. Việc phẫu thuật đoạn nhũ đã đặt một gánh nặng tâm lý rất khó có thể vượt qua khi họ mất đi một phần cơ thể mặc dù bác sĩ phẫu thuật luôn cố gắng để vết sẹo nhỏ nhất, kín đáo nhất có thể. Sự mất mát này làm họ kém quyến rũ hơn trước mổ, cảm giác đó sẽ nặng nề hơn nếu như không có sự chuẩn bị tinh thần tốt trước cuộc phẫu thuật và sự động viên, chia sẻ của những người thân.

Phụ nữ thường có nhiều cách để đối mặt với sự thay đổi về cơ thể. Nhiều người thì muốn tự mình nhìn thấy cơ thể mình lần đầu ngay sau phẫu thuật, một số khác thì muốn nhìn thấy cơ thể mình sau phẫu thuật cùng với bác sĩ, y tá chăm sóc, bạn thân, chồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng nói ra được cảm xúc thật của mình sau phẫu thuật. Để tìm đến sự đồng cảm thì người bệnh cần phải chủ động chia sẻ với người thân để giúp giai đoạn hậu phẫu không trở nên nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lâu dài. Ngoài ra, một số việc làm rất nhỏ nhưng có thể giúp cải thiện và ổn định tâm lý liên quan đến cuộc phẫu thuật đoạn nhũ:

  • Đặt các câu hỏi cần thiết cho bác sĩ trước khi mổ.
  • Nói chuyện với một vài người đã từng mổ đoạn nhũ trước đó.
  • Nói chuyện với người thân, với chồng về nỗi lo lắng bị mất một phần cơ thể.
  • Liệu pháp tâm lý thông qua cái gương phẳng.
Hình ảnh người phụ nữ ôm ngực, ngồi vuông góc với gương, mặt quay sang nhìn vào gương
Hình ảnh người phụ nữ ôm ngực, ngồi vuông góc với gương, mặt quay sang nhìn vào gương

2. Nguyên tắc của liệu pháp gương

Giảm thiểu hoặc loại trừ những triệu chứng đau đớn bằng phương pháp ảo ảnh. Cụ thể là đau trong cắt bỏ tuyến vú, người phụ nữ luôn có nguy cơ bị ám ảnh, thậm chí đau mãn tính âm ỉ kéo dài trong nhiều năm - gọi là cảm giác đau chi ma (đau “vú ma”: tạm gọi theo ngôn ngữ tiếng Việt, tuyến vú đã mất, nhưng vẫn cảm giác vẫn còn).

Não bộ của những người này truyền tín hiệu qua các dây thần kinh tới chỗ đau mà thực tế là chỗ đau đó không còn tồn tại nữa gây ra sự đau đớn về mặt tinh thần và thực thể tại vị trí sẹo. Cảm giác như tình trạng tổn thương khi tuyến vú chưa bị cắt. Cảm giác đau này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí nhiều người đã bị trầm cảm.
Dùng một chiếc gương phẳng để tự thôi miên bằng hình ảnh ảo nhằm đánh lừa não bộ của người bệnh để nó tin rằng người bệnh đang quan sát phần ngực không còn đó. Khi đó não bộ của người bệnh sẽ nghĩ là phần cơ thể bị mất vẫn tồn tại và cảm giác bực bội, lo lắng, thất vọng...và nhất là cảm giác đau sẽ giảm bớt.
Ngay sau phẫu thuật, một số người có cảm giác không muốn nhìn vào phần cơ thể đã mất. Điều này là hoàn toàn bình thường. Vì vậy, thời điểm nào bạn muốn nhìn vào cơ thể mình tùy thuộc vào quyết định của bạn, nhưng tốt nhất nên đợi 1- 3 ngày sau phẫu thuật, khi mà vết mổ trên ngực đã cải thiện phần nào. Một số người còn buồn bực đến mức nổi cáu khi nhìn lần đầu và họ ước ao là cuộc phẫu thuật này đã không diễn ra! Điều này cũng nói lên mức độ quan trọng của việc chuẩn bị tinh thần tốt trước mổ.

Vì thế, thay vì nhìn vào vết mổ, bạn nên nhìn vào gương, mặt gương đặt song song sát phía ngực lành. Hình ảnh trong gương sẽ xoa dịu các cảm xúc không có lợi của não bộ, giúp bạn thích ứng với một tình trạng cơ thể mới nhanh hơn, dễ dàng hơn. Đây là một phương pháp đơn giản, chi phí ít, dễ thực hiện.

Liệu pháp gương này chỉ áp dụng cho phẫu thuật đoạn nhũ một bên, phù hợp với ai muốn tự mình nhìn thấy cơ thể lần đầu sau phẫu thuật. Liệu pháp gương nên làm hàng ngày, mỗi ngày 15-20 phút, đồng thời nghe nhạc nhẹ khi thực hiện. Và có thể thực hiện kéo dài lâu hơn nữa, để phòng ngừa chứng đau mãn tính sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú nếu có.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

119 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan