Những biến đổi võng mạc của bệnh nhân đái tháo đường

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Võng mạc tiểu đường hay bệnh lý của võng mạc tiểu đường nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, có thể gây mù mắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

1. Tìm hiểu về bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc huyết áp tăng. Do đó, gây ảnh hưởng đến mặt phía sau của mắt hay còn gọi là võng mạc. Nếu tình trạng này không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ có thể gây mù mắt.

2. Những thay đổi ở võng mạc của bệnh nhân đái tháo đường

2.1 Đái tháo đường gây biến chứng bệnh võng mạc ở mắt

Khi lượng đường huyết trong máu của bạn tăng cao hơn bình thường sẽ làm cho thành mao mạch ở đáy mắt bị phá hủy, gây biến chứng mù lòa - đây là một trong những biến chứng mắt mạn tính rất hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Bình thường các mao mạch đã có tính thấm nhưng vì bị ảnh hưởng bởi đường máu cao nên dịch từ bên trong lòng mạch thoát được ra bên ngoài gây phù nề, xuất huyết và tổn thương võng mạc.

Có trường hợp nghiêm trọng hơn nếu hoàng điểm của mắt bị phù nề thì nhất định thị lực của bạn bị giảm đáng kể. Mao mạch bị phá hủy nên lượng máu cung cấp đến võng mạc không đủ. Lúc này cơ thể sẽ phải kích thích sự hình thành của mao mạch mới. Thế nhưng những mao mạch này lại rất dễ vỡ và sẽ gây xuất huyết nặng ở giai đoạn đầy và dịch kính bị đục.

Ngoài ra, những mao mạch mới hình thành còn tạo nên những vết sẹo tại võng mạc. Trong hành trình liền sẹo sẽ phải co rút và võng mạc có thể bị bong, từ đó võng mạc sẽ mất đi thị lực vĩnh viễn. Đó là cơ chế dẫn đến mù lòa ở bệnh nhân đái tháo đường.

Bệnh võng mạc đái tháo đường
Nếu lượng đường huyết trong máu của bạn tăng cao chắc chắn những thành mao mạch ở đáy mắt sẽ bị phá hủy

2.2 Đái tháo đường gây ra chứng chứng đục thủy tinh thể

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh đục thủy tinh thể có thể gặp ở những người lớn tuổi mà không bị đái tháo đường. Thế nhưng đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường thì sẽ bị biến chứng này có nguy cơ cao hơn tới 1,6 lần. Mặc dù vậy, người trẻ mắc bệnh đái tháo đường vẫn có khả năng bị đục thủy tinh thể. Bệnh này tiến triển rất nhanh, chỉ trong một khoảng thời gian nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt được lượng đường trong cơ thể.

Bệnh đái tháo đường sẽ gây biến chứng mắt làm cho thị lực bị giảm. Nếu bạn mới bị biến chứng và hoặc biến chứng nhẹ thì chỉ cần đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng hay sử dụng thuốc để đục thủy tinh thể không tiến triển. Còn đối với những người bị nặng thì chắc chắn phải mổ để thay thủy tinh thể thì thị lực mới có thể trở về bình thường.

2.3 Bệnh Glocom

Bệnh glocom được xem là một bệnh khá nghiêm trọng vì đây chính là tình trạng thần kinh thị giác bị phá hủy.

Những người bị đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh glocom gấp 1,4 lần so với những người không bị đái tháo đường. Tỷ lệ này sẽ còn tăng cao hơn khi tuổi càng tăng và thời gian bị đái tháo đường càng dài. Nếu 1 hoặc 2 mắt có áp lực tăng cao thì lúc này dịch kính sẽ bị thoát ra ngoài.

Áp lực tăng cao sẽ chèn lên các mạch máu đang trong quá trình nuôi võng mạc và dây thần kinh thị giác số 1, từ đó dây thần kinh và võng mạc đều bị phá hủy thị lực sẽ bị mất.

Tăng nhãn áp glocom
Glocom được xem là vấn đề khá nghiêm trọng vì đây chính là tình trạng thần kinh thị giác bị phá hủy

Tóm lại, bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là một trong những biến chứng rất nguy hiểm, hậu quả sẽ gây giảm thị lực và mất thị lực nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Sức khỏe là vàng chỉ có sức khỏe bạn mới có được cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn. Hiện nay, quý khách hàng có thể đăng ký gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Sử dụng gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu tại Vinmec, khách hàng sẽ được:

  • Khám Chuyên khoa nội tiết (có hẹn)
  • Tổng phân tích nước tiểu (bằng máy tự động)
  • Định lượng Glucose
  • Định lượng HbA1c
  • Định lượng Axit Uric
  • Định lượng Cholesterol
  • Định lượng HDL-C(High density lipoprotein Cholesterol)
  • Định lượng LDL-C(Low density lipoprotein Cholesterol)
  • Định lượng Triglycerid
  • Định lượng Ure
  • Định lượng Creatinin
  • Đo độ hoạt AST (GOT)
  • Đo độ hoạt ALT (GPT)
  • Đo độ hoạt GGT (Gama glutamyl Transferase)
  • Định lượng MAU (Micro Albumin Arine)
  • Siêu âm tim, màng tim qua thành ngực
  • Điện tim thường
  • Siêu âm doppler động mạch cảnh, Doppler xuyên sọ (động mạch cảnh)
  • Siêu âm Doppler động mạch, tĩnh mạch chi dưới (Động mạch chi dưới hai bên).

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán glocom

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

863 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan