Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai - Mũi - Họng - Khoa Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Viêm tai giữa mãn tính

Viêm tai giữa mãn tính là tình trạng chảy mủ tai trên 6 tuần, chảy mủ qua lỗ thủng màng nhĩ. Bệnh nhân thường có những triệu chứng: Chảy mủ, nghe kém dẫn truyền, tai không đau trừ khi xuất hiện viêm xương thái dương, màng nhĩ bị thủng... Viêm tai giữa có thể gây ra biến chứng viêm não – màng não, polyp tai và các bệnh nhiễm trùng khác...

Nguyên nhân dẫn tới viêm tai giữa mãn tính có thể là:

  • Phát sinh từ viêm tai giữa cấp
  • Tắc nghẽn vòi eustachian
  • Chấn thương cơ học
  • Bỏng nhiệt, hóa học
  • Chấn thương sọ não
  • Nguyên nhân sau khi can thiệp đặt ống thông khí

Viêm tai giữa có thể nặng hơn sau khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc bị nước vào tai giữa thông qua lỗ thủng màng nhĩ trong khi tắm hoặc khi bơi. Nhiễm trùng thường xảy ra do nhiễm Staphylococcus aureus hoặc vi khuẩn Gram âm. Bệnh nhân không đau nhưng có mủ và đôi khi có mùi thối trong tai. Viêm tai giữa mãn tính có thể dẫn tới thay đổi cấu trúc trong tai giữa như hoại tử xương con...

Viêm tai giữa
Viêm tai giữa mãn tính là tình trạng chảy mủ tai kéo dài dai dẳng

2. Chẩn đoán viêm tai giữa mãn tính

2.1. Chẩn đoán xác định

2.1.1 Lâm sàng

  • Viêm tai giữa mạn tính nhầy: Bệnh nhân chảy mủ tai thành từng đợt. Mủ chảy ra không thối, nhầy, dính, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức nghe.
  • Viêm tai giữa mạn tính mủ: Chảy mủ tai kéo dài, đặc xanh thối, có thể có tinh thể cholesteatoma. Sức nghe kém truyền âm ngày càng tăng, có thể đau đầu âm ỉ phía bên tai bị bệnh.
  • Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm: Người bệnh ăn ngủ kém, gầy, suy nhược cơ thể, sốt cao kéo dài, mủ thối. Đối với trẻ nhỏ có thể có rối loạn tiêu hóa, sốt cao, co giật... Vì tổn thương cả đường khí và đường xương nên khả năng nghe kém hơn. Bệnh nhân đau tai rất dữ dội, đau thành từng đợt, đau sâu trong tai và lan ra phía sau vùng xương chũm. Thậm chí lan ra cả vùng thái dương dẫn tới tình trạng nhức đầu, ù tai và chóng mặt.

2.1.2 Cận lâm sàng

  • Khám tai: Chảy mủ tai kéo dài, đặc và thối. Có thể xuất hiện tổ chức cholesteatoma có màu vàng như mỡ, thả vào nước không tan. Màng nhĩ có thể bị phồng, xẹp lõm vào trong, hoặc bị thủng và bờ lỗ thủng nham nhở, có thể có polyp ở hòm nhĩ, đáy hòm nhĩ bẩn.
  • Cấy dịch tai: Xác định vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
  • Chụp CT scan xương chũm hoặc đầu: Xác định mức độ nhiễm trùng lan tỏa ra bên ngoài tai giữa, Abscess não – màng não, viêm màng não...
  • Đo thính lực đánh giá sức nghe.
Khám tai
Sau thăm khám, người bệnh thường được chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán viêm tai giữa mãn tính

2.2 Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt viêm tai giữa mãn tính với một số bệnh sau đây:

  • Nhọt hay viêm ống tai ngoài: Không có triệu chứng chảy mủ tai, kéo vành tai, ấn bình tai đau, phim Schuller bình thường.
  • Viêm tổ chức liên kết phía sau tai hoặc viêm hạch: Không làm giảm thính lực, không xuất hiện triệu chứng chảy mủ tai, dấu hiệu Jacques (-), phim Schuller bình thường.
  • Phản ứng xương chũm: Giảm thính lực không nhiều, mủ tai không có mùi thối, và phim chụp X-quang tai bình thường.
  • Lao phổi trước viêm tai giữa: Chẩn đoán phân biệt bằng cách chụp X-quang phổi,...
  • Viêm tai giữa do xoắn khuẩn bệnh giang mai: Cần làm các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán...

3. Phác đồ điều trị viêm tai giữa mãn tính

3.1 Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa mãn:

  • Kiểm soát tình trạng nhiễm trùng
  • Loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong tai giữa như nhầy, mủ...
  • Phẫu thuật phục hồi chức năng nghe
  • Không nên sử dụng kháng sinh không đúng vì có thể sẽ làm mất triệu chứng, khó chẩn đoán chính xác. Sử dụng kháng sinh không đúng cũng có thể chuyển thể cấp tính thành mãn tính, làm bệnh kéo dài khó phát hiện và biến chứng.
  • Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ tai mũi họng.
thuoc-ursodiol-cong-dung-chi-dinh-va-luu-y-khi-dung-2
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

3.2 Điều trị nội khoa

Phác đồ điều trị nội khoa viêm tai giữa bao gồm:

  • Loại bỏ các dịch tiết nhiễm trùng bên trong tai: Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước oxy già 6-10 đơn vị vào tai, hút rửa và sau đó lau tai khô.
  • Nhỏ tai bằng dung dịch kháng sinh như: Polymyxin, Neomycin, Chloromycetin hoặc Gentamycin. Để có tác dụng kháng viêm có thể phối hợp với steroids. Dung dịch acid acetic 1,5% có thể được dùng nếu nhiễm vi khuẩn Pseudomonas. Nhỏ tai 2-4 lần/ngày.
  • Kháng sinh đường toàn thân: Thường được chỉ định điều trị các đợt cấp của viêm tai giữa mạn tính. Tuy nhiên cần hạn chế phòng nguy cơ kháng kháng sinh.
  • Điều trị những bệnh đi kèm ở mũi, họng,...
  • Trong thời gian điều trị bệnh nhân cố gắng tránh để nước vào tai khi bơi lội, gội đầu...

3.3 Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa phẫu thuật cắt bỏ đối với bệnh nhân có Polyp hòm nhĩ thò ra ở ống tai, hoặc mô hạt, sẽ có hiệu quả hơn trong việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên khi cắt bỏ vì những khối polyp này có thể mọc ra từ dây thần kinh số VII, niêm mạc xương bàn đạp hoặc ống bán khuyên ngang. Vì từ đó có thể dẫn tới tai biến viêm mê nhĩ sau mổ hoặc liệt mặt.

  • Phẫu thuật phục hồi: Có hoặc không có vá màng nhĩ, vá màng nhĩ đơn thuần và mở sào bào thượng nhĩ.
  • Phẫu thuật tiệt căn xương chũm bằng 2 phương pháp: Hạ thấp thành sau ống tai và giữ nguyên thành sau ống tai.
Phẫu thuật nội soi cắt thùy trái tuyến giáp
Bệnh nhân có polyp thò ra ở ống tai sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ

Viêm tai giữa mãn tính có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất thính lực. Vì vậy, phòng ngừa viêm tai giữa mãn tính bằng cách:

  • Điều trị các bệnh liên quan như sâu răng, viêm mũi họng,... Đây là nguyên nhân dẫn tới viêm tai giữa cấp.
  • Khi đã bị viêm tai giữa cấp thì phải được điều trị đúng phác đồ và tiếp tục theo dõi
  • Nếu đã bị viêm tai giữa mạn tính thì cần tiếp tục theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng để can thiệp kịp thời.
  • Truyền thông phòng bệnh viêm tai giữa cho người dân trong cộng đồng.

Tóm lại, viêm tai giữa mãn tính là tình trạng chảy mủ tai dai dẳng và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị như: Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số VII, thủng màng nhĩ không lành, áp xe ngoài màng cứng,... Phác đồ điều trị viêm tai giữa mãn tính là điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa, phụ thuộc vào từng bệnh nhân.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cedax
    Công dụng thuốc Cedax

    Thuốc Cedax có thành phần chính là Ceftibuten, một hoạt chất các tác dụng diệt khuẩn nhờ ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cedax thường được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • miracef
    Công dụng thuốc Miracef

    Miracef 100 hay Miracef 200 đều có thành phần chính là Cefpodoxime proxetilm, thuộc nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin, được sử dụng trong điều trị, ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết ...

    Đọc thêm
  • Trexon
    Công dụng thuốc Trexon

    Trexon có thành phần chính là Ceftriaxone, là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin. Thuốc Trexon được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, nhiễm khuẩn ổ bụng và viêm ...

    Đọc thêm
  • Alexdoxim 100
    Công dụng thuốc Alexdoxim 100

    Alexdoxim 100 là thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm. Vậy thuốc có liều dùng như thế nào và cần lưu ý những gì khi sử dụng để đảm bảo an toàn ...

    Đọc thêm
  • Fabzicocin
    Công dụng thuốc Fabzicocin

    Fabzicocin có chứa thành phần Lincomycin, bào chế dạng viên nang cứng. Thuốc được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với Lincomycin như viêm tai mũi họng, viêm nha chu và nhiễm ...

    Đọc thêm