Phân biệt tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách

Tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng rất dễ bị nhầm lẫn. Nguyên nhân là do hai bệnh này đều có những triệu chứng biểu hiện khá giống nhau. Tuy nhiên, mọi người cần phân biệt tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách để có hướng điều trị chính xác cho người bệnh.

1. Phân biệt tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách

Bệnh tâm thần phân liệtrối loạn đa nhân cách đều là những căn bệnh tâm thần cực kỳ nguy hiểm cho chính người bệnh và cả với những người xung quanh. Những người mắc căn bệnh này đều có các hành vi bất thường ở một thời điểm nào đó khiến họ đột nhiên trở thành người khác. Đây cũng chính lý do chính khiến cho nhiều người thường bị nhầm lẫn hoặc coi 2 căn bệnh này là 1.

Tuy nhiên, hai căn bệnh này khác nhau về bản chất, hình thái biểu hiện, nguyên nhân và cả hướng điều trị. Chính vì vậy, sai lầm khi chẩn đoán bệnh có thể sẽ gây ra các hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh.

Định nghĩa và bản chất

Tâm thần phân liệt là một bệnh lý tâm thần nặng, thuộc nhóm loạn thần và thường có các yếu tố mãn tính, tiến triển từ từ. Với những người bị bệnh tâm thần phân liệt thường sẽ có những ảo giác, ảo thanh, ảo thị và luôn thấy có tiếng nói phát ra từ bên trong đầu của mình. Tuy nhiên, đây không phải một nhân cách khác và chỉ đơn giản là sự gián đoạn ở trong suy nghĩ và cảm xúc của người bệnh.

Rối loạn đa nhân cách thuộc nhóm bệnh rối loạn tâm thần được đặc trưng bằng việc người bệnh có ít nhất hai nhân cách tách rời, hoàn toàn khác biệt. Các nhân cách này cũng chung sống trong một cơ thể và có các xu hướng tính cách khác nhau, xuất hiện ở những thời điểm khác nhau và đặc biệt là không có ký ức về nhau. Theo các nghiên cứu, rối loạn đa nhân cách thường là do hệ quả của việc chấn thương tâm lý khiến các nhân cách mới đột ngột xuất hiện. Mỗi nhân cách sẽ dựa trên từng hoàn cảnh khác nhau để đối phó, giải quyết với trường hợp đó. Sau khi nhân cách này mất đi thì nhân cách chủ thể thường sẽ không có ký ức và cảm thấy đầu óc trống rỗng.

Như vậy có thể thấy, rối loạn đa nhân cách là rối loạn phát triển còn tâm thần phân liệt được coi là rối loạn tâm thần nên bản chất hai bệnh lý này là khác nhau.

2. Các triệu chứng của tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách

Đây là yếu tố cơ bản nhất để xác định được chính xác hai loại bệnh này. Về bản chất, các dấu hiệu không hề giống nhau, tuy nhiên các hành vi bất thường của người bệnh lại khá tương đồng, gây nên sự nhầm lẫn.

Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

  • Thường xuất hiện những hoang tưởng xa vời với thực tế, luôn cho rằng có người muốn làm hại bản thân mình
  • Xuất hiện ảo giác, nghe thấy có tiếng nói từ trong đầu đang xúi giục mình làm các chuyện xấu xa
  • Có những suy nghĩ rời rạc
  • Nói năng lộn xộn, khó hiểu, thiếu logic
  • Khó biểu hiện cảm xúc
  • Cơ thể luôn trong tình trạng lo sợ, muốn bỏ trốn, không muốn giao tiếp với bất cứ ai
  • Không nhận thức được tình trạng bệnh của bản thân, cho rằng người khác mới bị bệnh
  • Mất ngủ kéo dài
  • Tin vào những năng lực siêu nhiên nào đó không tồn tại
  • Gặp khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày, có xu hướng tác dần với cuộc sống
  • Các triệu chứng có thể được phát hiện sớm, vì chúng được bộc lộ vô cùng rõ ràng.

Rối loạn đa nhân cách

  • Xuất hiện các tính cách mới khác hẳn với nhân cách của chủ thể, có nhân cách sợ hãi, trốn tránh nhưng cũng có những nhân cách cá tính, chống lại mọi người xung quanh.
  • Các nhân cách mới xuất hiện chi phối hoàn toàn cảm xúc, hành động của người bệnh, cách nói chuyện, phân tích cũng sẽ tùy thuộc vào từng nhân cách
  • Không có ký ức về một quãng thời gian trống rỗng khi các nhân cách mới xuất hiện
  • Các nhân cách sẽ xuất hiện tùy vào từng thời điểm, khó xác định
  • Người bệnh có thể bị mất ngủ hoặc không
  • Các triệu chứng xuất hiện không nhiều nhưng xuất hiện đột ngột, khó kiểm soát
  • Bệnh này có thể xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ hoặc trong giai đoạn sau khi bị chấn thương, khó bị phát hiện.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh

Đây cũng là một trong những yếu tố để xác minh rõ hai bệnh lý này. Cụ thể:

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn đa nhân cách:

  • Do bị bạo hành từ nhỏ
  • Do bị hiếp dâm, lạm dụng tình dục
  • Do gia đình bị ly tán, cha mẹ ly hôn hoặc thường xuyên có các cuộc xung đột, cãi vã
  • Có sự ra đi đột ngột của những người thân yêu nhất
  • Có các nguyên nhân khách quan như động đất, sóng thần, ...

Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt

  • Do yếu tố di truyền, nếu cha mẹ có các vấn đề về tâm thần như tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực thì nguy cơ người con mắc bệnh là trên 10%
  • So sự thay đổi của cấu trúc não, liên quan đến các tai nạn, chấn thương, ...
  • Do sự các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như glutamat và dopamin
  • Do có những vấn đề trong quá trình mang thai như sinh con khi đã lớn tuổi, thiếu dinh dưỡng hoặc người mẹ sử dụng một số thuốc gây ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ nhỏ.
  • Do các yếu tố môi trường xung quanh khiến cho người bệnh bị căng thẳng, stress
  • Gia đình không hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên có các cuộc xung đột, cãi vã.

4. Hậu quả của bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách

Với những người mắc bệnh tâm thần phân liệt, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, vì trong đầu họ luôn có các âm thanh, ảo giác sai khiến họ. Người bệnh có những hành vi lạ lùng mang tính bạo lực, không biết bộc lộ cảm xúc, hay lẩn trốn nên không thể hòa nhập với đời sống, khó học tập và làm việc.

Với những người mắc bệnh rối loạn đa nhân cách, họ vẫn có thể sinh hoạt được bình thường, vẫn có bạn bè và lối cư xử văn hóa ở nhân cách chính. Còn các nhân cách mới xuất hiện có thể xấu hoặc tốt nhưng nếu không xuất hiện đột ngột thì cũng không gây ra ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên, khó có thể khẳng định được bệnh nào sẽ có hậu quả nghiêm trọng hơn bệnh nào, vì người bệnh tâm thần phân liệt bộc lộ các triệu chứng khá rõ ràng, có thể gây hại ra cho người khác, nghiêm trọng hơn là còn có thể tự sát. Còn với người bị rối loạn đa nhân cách cũng có những nhân cách xấu, có thể gây hại đến mọi người xung quanh.

Chính vì vậy, người bệnh dù mắc bệnh lý nào cũng cần được phát hiện và điều trị sớm.

5. Cách điều trị bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách

Các bác sĩ sẽ nghiên cứu kỹ bệnh án và thực hiện một số bài test để có được những chẩn đoán chính xác trước khi đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, cả hai căn bệnh này đều cần phải kiên trì trong quá trình điều trị.

Với người bị rối loạn đa nhân cách: hướng điều trị sẽ giúp cho người bệnh hiểu ra được vấn đề, khơi gợi giúp cho nhân cách chính mạnh mẽ hơn, loại bỏ đi các ám ảnh tâm lý để dần loại bỏ được những nhân cách khác. Người bệnh có thể được thôi miên để giúp gợi nhớ về hành vi của các nhân cách khác mà người bệnh không biết. Hầu hết các bệnh nhân mắc căn bệnh này đều không đáp ứng khi điều trị bằng thuốc, tuy nhiên cũng có thể sử dụng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như trầm cảm, lo âu, mất ngủ, ...

Với người bị tâm thần phân liệt: việc sử dụng thuốc là cực kỳ cần thiết để kiểm soát tốt các hành vi, suy nghĩ bất thường ở người bệnh. Họ cần sử dụng các loại thuốc chống loạn thần, an thần, bổ não hoặc phẫu thuật để phục hồi chức năng nếu cần thiết. Ngoài ra, người bệnh cũng cần được trị liệu tâm lý để giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng, gia tăng sự tin tưởng và phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị.

Có thể thấy, cả hai bệnh rối loạn đa nhân cách và tâm thần phân liệt đều cần có sự đồng hành, phối hợp từ xã hội, gia đình để người bệnh có thể cảm nhận được tình yêu thương, sự tin tưởng và có thể quyết tâm điều trị bệnh hơn. Sau đó, người bệnh vẫn nên duy trì việc thăm khám, kiểm tra tâm lý để sớm phát hiện được các dấu hiệu tiềm ẩn và có thể kiểm soát được kịp thời..

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc phân biệt tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách khác nhau như thế nào và hiểu được đây đều là các bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Đồng thời, người bệnh nên đến thăm khám tại các bệnh viện tâm thần uy tín, có bác sĩ chuyên môn tốt để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tốt nhất, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan