Răng bị cụp vào trong, khắc phục thế nào?

Răng bị cụp vào trong không những ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt mà còn gây suy yếu chức năng của khuôn hàm. Nếu để lâu có thể gây biến chứng nguy hiểm khác cho khớp cắn và khớp thái dương hàm. Vậy răng bị cụp vào trong, khắc phục thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

1. Đặc điểm của răng bị cụp

Răng bị cụp vào trong là tình trạng răng mọc lệch lạc thường xảy ra ở cả hai hàm.

Trục răng quặp vào trong làm tiếp xúc khớp cắn giữa răng cửa trên và răng cửa dưới không đúng dẫn tới mòn, vỡ rìa cắn răng cửa dưới, mòn mặt trong răng cửa trên.

Chân răng bị lồi ra ngoài, tiếp xúc với phần xương vỏ cứng. Trường hợp răng cụp trong chỉnh nha thường tiêu chóp chân răng làm chân răng ngắn lại ảnh hưởng tuổi thọ của răng, hoặc chết tủy thậm chí là lung lay răng.

Tình trạng răng cụp vào gây mất thẩm mỹ và quá trình ăn nhai không được thoải mái. Nếu răng cửa hàm trên bị quặp vào trong thường gây ra móm, răng cửa hàm dưới quặp vào trong sẽ gây hô.

2. Nguyên nhân gây răng bị cụp vào trong

Có nhiều nguyên nhân tác động khiến răng bị cụp vào trong. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

2.1. Thói quen mút ngón tay khi còn nhỏ

Trẻ em thường có sở thích thói quen mút tay trong vài năm, và khi còn bé những chiếc răng này chưa được cứng cáp nên việc mút tay lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng quặp răng cửa.

Áp lực từ ngón tay thường xuyên đè lên phần nướu vẫn đang phát triển khiến răng cửa mọc lệch lạc, đặc biệt là mọc lệch ra ngoài hoặc cụp vào trong. Vấn đề răng khấp khểnh, răng cửa mọc quặp vào trong càng dễ xảy ra nếu thói quen này tiếp tục cho đến khi trẻ biết đi.

2.2. Thói quen xô đẩy lưỡi khi mọc răng

Động tác đẩy lưỡi có tác dụng tương tự như động tác mút ngón tay đối với răng. Thói quen xô đẩy lưỡi khi mọc răng có thể dẫn đến khớp cắn bị lệch lạc, đặc biệt là khớp cắn quá mức, tức là răng cửa trên nhô ra răng cửa dưới quặp vào, hoặc cửa dưới chìa ra răng cửa trên quặp vào.

2.3. Do răng mọc lệch lạc

Răng mọc lệch lạc gây ra khi kích thước của hàm trên hoặc hàm dưới nhỏ hơn bình thường. Hàm bị lệch sẽ dẫn đến các vấn đề như lệch lạc, răng cửa bị quặp.

2.4. Yếu tố di truyền

Răng bị cụp vào trong cũng có thể do di truyền, bố hoặc mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc phải tình trạng này thì cũng có nguy cơ mắc tình trạng răng cửa bị cụp, thụt đến 50%.

2.5. Răng cửa bị quặp do chấn thương mặt

Chấn thương hàm có thể dẫn đến răng cửa bị quặp, khớp cắn lệch. Nguyên nhân là do hàm hơi dịch chuyển so với vị trí ban đầu khiến răng mọc lệch lạc quặp vào trong.

3. Những nguy cơ từ răng bị cụp

Răng bị cụp nếu để lâu, không có các biện pháp xử lý có thể gây ra những vấn đề về răng miệng như:

  • Bị nướu răng

Chăm sóc răng miệng khi răng bị khấp khểnh, răng bị cụp sẽ khó khăn hơn bình thường, các mảng bám vụn thức ăn mắc kẹt bên trong các răng bị quặp sẽ khó vệ sinh và loại bỏ.

Theo thời gian sẽ khiến sức khỏe răng miệng kém dẫn đến hôi miệng, mảng bám, sâu răng và cuối cùng là bệnh nướu răng. Nhưng nếu viêm nướu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, trong đó vấn đề di chuyển đến xương và dẫn đến tiêu xương và mất răng.

  • Răng lung lay

Răng cụp làm ảnh hưởng tới vai trò hướng dẫn khớp cắn của răng cửa, hạn chế vận động lồi cầu dẫn tới sang chấn khớp cắn khiến răng bị lung lay, gây viêm khớp thái dương hàm – bệnh lý điều trị rất phức tạp.

  • Tăng tỉ lệ mòn răng

Răng cửa bị quặp, thụt, cụp vào trong sẽ dễ bị mòn hơn so với răng cửa thẳng đều. Trong nhiều trường hợp, răng cửa bị quặp sẽ hao mòn quá mức dẫn đến rối loạn thái dương hàm, trong đó bệnh nhân cảm thấy đau đớn tột độ.

  • Cản trở chức năng ăn nhai

Răng cửa bị cụp liên quan đến khớp cắn, khi khớp cắn bị lệch lạc sẽ ảnh hưởng đến việc ăn nhai, khó khăn trong việc cắn thức ăn và dẫn đến các vấn đề về tiêu hoá.

  • Phát âm sẽ bị hạn chế

Răng bị quặp hay răng bị cụp vào trong sẽ dẫn đến hô hoặc móm thì sẽ gây nên tình trạng khó phát âm hoặc phát âm không những một vài từ.

  • Tính thẩm mỹ

Răng bị cụp hay quặp sẽ khiến hàm răng không cân đối, khi cười sẽ lộ phần nướu nhô cao do đó thường gắn liền với tình trạng cười hở lợi.

4. Răng bị cụp vào trong, khắc phục thế nào?

Hiện nay với y học hiện đại, bác sỹ nha khoa có thể có những giải pháp để khắc phục tình trạng răng bị cụp. dưới đây là một số phương pháp khắc phục tình trạng này.

4.1. Bọc sứ răng cửa bị quặp vào trong

Nếu răng cửa bị quặp, cụp vào trong mức độ nhẹ thì có thể lựa chọn phương pháp dán sứ hoặc bọc sứ.

Ưu điểm của bọc sứ:

  • Nhanh hơn và thoải mái hơn niềng răng
  • Có thể chỉnh sửa răng bị đổi màu
  • Chỉnh sửa răng bị sứt mẻ hoặc có hình dạng bất thường
  • Có thể che khoảng trống giữa các răng
  • Răng sứ chống ố màu.

4.2. Niềng răng

Nếu răng bị cụp nhiều, lệch lạc rõ ràng so với tổng thể bộ hàm thì niềng răng sẽ là giải pháp tốt nhất.

Để khắc phục tình trạng răng bị quặp hay bị cụp vào trong, bác sĩ chỉnh nha sẽ sử dụng hệ thống niềng răng mắc cài và dây cung cố định hoặc dụng cụ niềng răng tháo lắp (niềng răng không mắc cài) tạo ra một lực kéo tác động lên răng, dịch chuyển những chiếc răng bị quặp về đúng vị trí trên toàn bộ khung răng.

Tuy nhiên giai đoạn tiền chỉnh nha, tức là giai đoạn từ 10 – 15 tuổi là thời điểm tốt nhất để tiến hành điều trị răng cụp, quặp. Bởi ở giai đoạn này, răng và xương hàm vẫn chưa ổn định nên việc uốn nắn cũng sẽ dễ dàng hơn. Vì thế, nên lựa chọn khoảng thời gian này niềng răng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan