Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ảnh hưởng đến thanh thiếu niên như thế nào?

Hầu hết người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn giảm chú ý ADHD khi thanh thiếu niên. Các triệu chứng của ADHD ở thanh thiếu niên tương tự như ở trẻ em. Đặc biệt khi có sự thay đổi nội tiết ở tuổi thiếu niên đang diễn ra và nhu cầu của các hoạt động ở trường và ngoại khóa ngày càng tăng thì các triệu chứng ADHD có thể trở nên tồi tệ hơn.

1. ADHD ảnh hưởng đến cuộc sống của thiếu niên như thế nào?

Do gặp các vấn đề về phân tâm và kém tập trung, nhiều thanh thiếu niên bị rối loạn tăng động giảm chú ý (tên tiếng Anh là Attention-deficit hyperactivity disorder và viết tắt là ADHD) gặp nhiều vấn đề hơn khi ở trường. Điểm số học lực cũng những đối tượng này có thể giảm, đặc biệt là nếu thiếu niên không được điều trị ADHD.

Không có gì lạ khi thanh thiếu niên mắc ADHD quên các bài tập, mất sách giáo khoa và trở nên nhàm chán với công việc trên lớp hàng ngày. Thanh thiếu niên có thể trở nên vô tâm hoặc quá chú ý, không chờ đến lượt trước khi thốt ra câu trả lời. Họ có thể làm gián đoạn giáo viên và bạn cùng lớp, và họ có thể vội vàng làm các bài tập. Thanh thiếu niên bị ADHD cũng có thể bồn chồn và cảm thấy khó khăn khi ngồi yên trong lớp.

Thông thường, thanh thiếu niên bị ADHD quá bận rộn tập trung vào những thứ khác mà họ quên mất nhiệm vụ đang cần thiết phải thực hiện. Điều này có thể được nhìn thấy đặc biệt là với bài tập về nhà và kỹ năng thể thao và trong mối quan hệ với các bạn đồng lứa. Sự thiếu quan tâm đến những gì họ đang làm thường dẫn đến điểm kém trong các bài kiểm tra và không tham gia các hoạt động thể thao, các hoạt động sau giờ học và các nhóm khác.

Học bài khó thuộc, hay quên có phải do bệnh lý?
Thanh thiếu niên bị ADHD thường hay quên và không chú ý khi ngồi trên lớp

2. Tăng động giảm chú ý có nguy hiểm?

Câu trả lời là có. Lái xe gây ra nguy cơ đặc biệt cho thanh thiếu niên mắc ADHD. Thanh thiếu niên mắc ADHD có nguy cơ bị tai nạn xe hơi cao gấp hai đến bốn lần so với thanh thiếu niên không bị ADHD.

Thanh thiếu niên bị ADHD có thể bốc đồng, thích mạo hiểm, chưa trưởng thành trong phán đoán. Tất cả những đặc điểm này làm cho những đối tượng này dễ bị tai nạn và chấn thương nghiêm trọng khả năng cao sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy những người lái xe tuổi teen bị ADHD uống thuốc ít có khả năng gặp tai nạn.

Thanh thiếu niên mắc ADHD có nhiều khả năng là người nghiện rượu nặng hơn so với thanh thiếu niên không bị ADHD. Họ cũng có nhiều khả năng gặp vấn đề từ việc uống rượu.

Trong các nghiên cứu cho thấy, thanh thiếu niên mắc ADHD có khả năng đã lạm dụng rượu trong vòng 6 tháng qua cao gấp đôi so với những thanh thiếu niên khác và có khả năng lạm dụng các loại chất kích thích khác cao gấp 3 lần so với cần sa.

Điều trị đúng cách cho các thanh thiếu niên có ADHD có thể giúp giảm nguy cơ lạm dụng rượu và ma túy sau này.

3. Điều trị cho thanh thiếu niên bị ADHD như thế nào?

Có nhiều ý kiến ​​khi đề cập đến điều trị ADHD ở thanh thiếu niên. Một số chuyên gia cho rằng chỉ sử dụng liệu pháp hành vi cũng đã có thể hiệu quả cho thanh thiếu niên. Nhưng theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, khoảng 80% những người bệnh cần dùng thuốc điều trị ADHD khi đang là trẻ em thì sau này vẫn cần dùng thuốc trong những năm tuổi thiếu niên.

Bệnh nhân có thể uống thuốc an thần trước mổ
Thanh thiếu niên sau khi điều trị ADHD vẫn phải dùng thuốc để duy trì

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến cáo kết hợp giữa thuốc và liệu pháp hành vi là phác đồ tốt nhất trong điều trị thiếu niên bị ADHD. Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và Học viện Hoa Kỳ về Tâm thần học ở Trẻ em và Thanh thiếu niên đều khuyến cáo liệu pháp hành vi có hiệu quả trong cải thiện các vấn đề về hành vi ở người bệnh mắc ADHD.

Thuốc kích thích (Stimulant medications) thường được kê đơn để điều trị thiếu niên bị ADHD. Những loại thuốc này có thể làm cho thanh thiếu niên tỉnh táo hơn và giúp họ làm tốt hơn ở trường. Ví dụ về các loại thuốc kích thích bao gồm dexmethylphenidate (Focalin, Focalin XR), dextroamphetamine (Adderall, Adderall XR), l lexexamfetamine (Vyvanse).

Các loại thuốc không kích thích (Non-stimulant medications) như Atomoxetine (Strattera), clonidine (Kapvay), andarchfacine (Intuniv) cũng được sử dụng để điều trị thiếu niên mắc ADHD.

Thuốc không kích thích cho ADHD có tác dụng phụ khác với thuốc kích thích. Chẳng hạn, chúng thường không dẫn đến lo lắng, khó chịu và mất ngủ nhưng các loại thuốc kích thích thì có thể.

Nhóm thuốc này cũng không hình thành thói quen và ít có khả năng bị lạm dụng hơn các loại thuốc kích thích, điều này có thể khiến nhóm thuốc này trở thành lựa chọn phù hợp hơn cho thanh thiếu niên mắc ADHD có kèm các vấn đề lạm dụng rượu hoặc ma túy.

Sử dụng quá nhiều dược phẩm (overmedicating) không giúp hiệu quả và có thể dẫn đến suy nghĩ tự tử, thay đổi tâm trạng và lạm dụng ma túy.

Các phương pháp điều trị thay thế bao gồm chế độ ăn kiêng, sử dụng các chất bổ sung, tập huấn cho bố mẹ, rèn luyện trí nhớ và phản hồi thần kinh. Những phương pháp điều trị này đôi khi được sử dụng cùng với các loại thuốc được kê đơn.

Axit béo omega-3 cũng được chứng minh là có lợi. Gần đây, một thiết bị nhỏ giúp làm ổn định phần não được cho là có liên quan đến ADHD đã được FDA chấp thuận sử dụng. Thiết bị này được gọi là Hệ thống kích thích dây thần kinh sinh ba bên ngoài (tên tiếng Anh là the Monach external Trigeminal Nerve Stimulation và viết tắt là eTNS) bên ngoài Monach, có thể được chỉ định cho bệnh nhân từ 7 đến 12 tuổi không dùng thuốc điều trị ADHD.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp rèn luyện trí nhớ và phản hồi thần kinh hiệu quả

4. Bố mẹ có thể giúp thiếu niên bị ADHD như thế nào?

ADHD ảnh hưởng đến tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống của thiếu niên. Là bố mẹ, mục tiêu đầu tiên của bạn là nói chuyện cởi mở với con. Hãy ủng hộ và chấp nhận mọi lúc. Bạn cũng có thể xin hỗ trợ từ bác sĩ nhi khoa để được giúp đỡ trong việc thảo luận về ADHD và cách điều trị.

Bằng cách thực hiện các biện pháp sau đây, bạn có thể giúp con bạn quản lý ADHD:

  • Cung cấp rõ ràng, nhất quán, có định hướng và có giới hạn.
  • Đặt lịch trình hàng ngày và hạn chế tối thiểu bất kỳ thay đổi nào.
  • Hỗ trợ các hoạt động mà con bạn có thể có triển vọng thành công (ví dụ như thể thao, sở thích hoặc các bài học âm nhạc).
  • Xây dựng lòng tự trọng của con bạn bằng cách khẳng định hành vi tích cực.
  • Thưởng cho con khi con có hành vi tích cực.
  • Cho con biết về hậu quả khi thực hiện các hành vi tiêu cực.
  • Giúp con sắp xếp lịch trình và tổ chức các công việc.
  • Lập các thói quen sinh hoạt trong gia đình không thay đổi, như thời gian thức dậy, giờ ăn và giờ đi ngủ.
  • Thiết lập hệ thống nhắc nhở ở nhà để giúp con bạn đúng tiến độ và ghi nhớ các việc cần phải làm tiếp theo.
  • Làm việc với các giáo viên của con bạn để đảm bảo con bạn học hiệu quả ở trường.
  • Giữ bình tĩnh khi phạt con.
  • Hãy chắc chắn rằng con bạn ngủ nhiều. Đặt quy tắc cho việc sử dụng các thiết bị điện tử như TV, máy tính, điện thoại, trò chơi video và các thiết bị khác. Bố mẹ nên tắt các thiết bị này trước khi đi ngủ.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan