Tê một vùng da bị mất cảm giác có đáng lo?

Tê một vùng da bị mất cảm giác có đáng lo ngại không? Bỗng nhiên trên cơ thể có vùng da bị mất cảm giác... điều này chắc hẳn khiến bạn rất lo lắng. Cùng Vinmec tìm hiểu rõ hơn về mất cảm giác một vùng da trên cơ thể là bị bệnh gì, có nguy hiểm không... ngay sau đây.

1. Mất cảm giác một vùng da là gì?

Mất cảm giác 1 vùng da là tình trạng không hiếm gặp. Nó thể hiện qua việc ảnh hưởng tới các loại cảm giác như:

  • Đau;
  • Nhiệt độ;
  • Cảm giác,...;

Vùng da bị mất cảm giác có thể tuỳ thuộc vào phân vùng giải phẫu trên cơ thể như

  • Mất cảm giác một vùng da ở mặt và tay;
  • Mất cảm giác phân vùng theo các khoanh da;
  • Mất cảm giác chân;
  • Mất cảm giác mặt tay chân;
  • Mất cảm giác mặt cùng bên;
  • Mất cảm giác chi trên chi dưới;
  • Mất cảm giác hai chi dưới;
  • Mất cảm giác theo sự phân vùng thần kinh ngoại biên...;

Tê một vùng da bị mất cảm giác có thể đi kèm với cảm giác đau nhói.

2. Nguyên nhân mất cảm giác một vùng da

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bạn gặp phải tình trạng mất cảm giác một vùng da. Trong đó, nguyên nhân tê một vùng da mất cảm giác thường gặp nhất gồm:

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng mất cảm giác một vùng da như:

Cơ chế gây ra tình trạng tê bì, mất cảm giác một vùng da có thể xảy bởi tình trạng rối loạn chức năng ở vị trí nào theo dọc đường dẫn truyền từ các thụ thể cảm giác đi lên và bao gồm vỏ não. Các cơ chế thường gặp gây mất cảm giác một vùng da bao gồm:

  • Thiếu máu cục bộ;
  • Rối loạn do mất myeline;
  • Chèn ép cơ học dây thần kinh;
  • Nhiễm trùng;
  • Chất độc hoặc các loại thuốc;
  • Rối loạn chuyển hoá;
  • Các rối loạn qua trung gian miễn dịch;
  • Các bệnh thoái hóa.

3. Đánh giá tình trạng một vùng da bị mất cảm giác

Tê một vùng da bị mất cảm giác có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, khi đánh giá cần thực hiện tuần tự gồm:

3.1 Bệnh sử

Bạn cần mô tả cảm giác tê bì, vùng da bị mất cảm giác cho bác sĩ, quan trọng nhất là các yếu tố:

  • Vị trí;
  • Các yếu tố khởi phát ra tình trạng này (chấn thương, nhiễm trùng...);

Khám toàn thân để xác định triệu chứng của nguyên nhân gây ra tình trạng một vùng da bị mất cảm giác như:

  • Đau lưng, cổ: thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm...;
  • Sốt, phát ban: Nhiễm trùng,...;
  • Đau đầu: Đột quỵ, bệnh lý tại não;
  • Đau khớp: Khớp tự miễn;
  • Suy dinh dưỡng: Thiết B12;
  • Ăn nhiều hải sản có thuỷ ngân: Đa dây thần kinh nhiễm độc;

Khi xác định tiền sử cần đánh giá các nguyên nhân từ các bệnh nền như:

  • Tiểu đường;
  • Thận mạn tính;
  • Nhiễm trùng: HIV, giang mai, Lyme...;
  • Đột quỵ;
  • Bệnh lý rễ dây thần kinh;
  • Ung thư;

Tiền sử gia đình bạn cần chú ý cung cấp các thông tin liên quan đến các bệnh lý thần kinh có tính chất gia đình. Tiền sử dùng thuốc gồm các thuốc, chất gây nghiện.

3.2 Khám thực thể

Bác sĩ sẽ tiến hành khám thầy kinh, đặc biệt chú trọng vào vị trí, khu vực thần kinh chi phối rối loạn phản xạ, vận động, cảm giác.

3.3 Dấu hiệu

Một số dấu hiệu cần chú ý như:

  • Tê, mất cảm giác đột ngột;
  • Liệt đột ngột;
  • Khó thở;
  • Đại tiện không tự chủ;
  • Mất cảm giác mặt và thân...;

3.4 Xét nghiệm

Bạn cần làm các xét nghiệm khi các chẩn đoán rõ ràng trên lâm sàng và điều trị bảo tồn lựa chọn. Lựa chọn xét nghiệm tùy vào vị trí giải phẫu của bệnh lý căn nguyên hướng đến:

Cần tiến hành xét nghiệm trừ khi chẩn đoán đã rõ ràng trên lâm sàng và điều trị bảo tồn được lựa chọn (ví dụ, trong một số trường hợp hội chứng ống cổ tay, thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương thần kinh). Lựa chọn xét nghiệm dựa trên vị trí giải phẫu của bệnh lý căn nguyên hướng đến. Một số xét nghiệm gồm:

  • Xét nghiệm điện sinh lý để chẩn đoán;
  • MRI;
  • ...

4. Tê một vùng da bị mất cảm giác có đáng lo?

Như đã đề cập ở trên, tê một vùng da bị mất cảm giác có thể do nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Việc mắc bệnh lý nào bản thân bạn không thể biết chính xác được. Ngay cả các bác sĩ khi đánh giá cũng cần phải dựa vào nhiều yếu tố.

Nếu như bạn đang bị mất cảm giác một vùng da, tình trạng này diễn ra thường xuyên, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác. Hãy chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, đánh giá và điều trị.

5. Điều trị tê bì, mất cảm giác một vùng da

  • Việc điều trị mất cảm giác một vùng da, cảm giác tê... tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau sẽ có các phương pháp phù hợp.
  • Nếu mất cảm giác một vùng da ở bàn chân, có kèm theo rối loạn tuần hoàn tại chỗ. Lúc này, cần phải có các biện pháp phòng và phát hiện tổn thương. Cần kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện loét/ nhiễm trùng.
  • Người bị mất cảm giác ở một vùng da ở tay, ngón tay cần cảnh giác khi bê các đồ nóng, sắc nhọn.
  • Nếu bị mất cảm giác ở một vùng da mà có dấu hiệu lan tỏa, hoặc mất vị giác cần tập vật lý trị liệu để đề phòng ngã.
  • Nên giám sát lái xe nếu người bị mất cảm giác một vùng da.

Tóm lại, tê một vùng da bị mất cảm giác có đáng lo và mất cảm giác một vùng da là tình trạng bất thường, cảnh báo nhiều vấn đề về sức khoẻ như hệ thần kinh, thận, nhiễm trùng và rối loạn chuyển hoá... Do đó, bạn cần thận trọng, chủ động phát hiện, tầm soát tốt. Nếu còn băn khoăn nào khác về tình trạng vùng da bị mất cảm giác, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn thêm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan