Thuốc tránh thai khẩn cấp có làm tăng huyết áp?

Thuốc tránh thai làm tăng huyết áp là điều khiến nhiều người dùng hoang mang. Một số tương tác của thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu về nguy cơ tăng huyết áp và nguyên nhân dẫn đến biểu hiện này sau khi uống thuốc tránh thai

1. Bệnh cao huyết áp và biến chứng

1.1 Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng tăng huyết áp

Có 2 kiểu tăng huyết áp được phân ra là tăng nguyên phát và tăng thứ phát. Trong đó tăng huyết áp nguyên phát là triệu chứng phổ biến có thể xảy ra thường xuyên hơn. Đối với tăng huyết áp thứ phát bạn chỉ gặp khi đã bị chứng tăng huyết áp tiềm ẩn. Vì vậy bạn có thể gặp nguy hiểm hơn tăng huyết áp nguyên phát.

Một số bệnh lý là chất xúc tác gây ra hội chứng tăng huyết áp thứ phát.

1.2 Các yếu tố khiến bệnh tăng huyết áp nguy hiểm

  • Người cao tuổi sau 65 có nguy cơ tăng huyết áp nhiều hơn trẻ nhỏ và người trưởng thành.
  • Người gốc Phi có nguy cơ xuất hiện tăng huyết áp cao hơn
  • Tăng huyết áp xuất hiện trong bộ mã di truyền
  • Người thừa cân béo phì dễ mắc chứng tăng huyết áp
  • Nhịp tim tăng nhanh khiến huyết áp tăng
  • Người dùng chất kích thích làm hưng phấn thần kinh
  • Chế độ ăn nhiều muối natri
  • Thường xuyên uống rượu khiến sức đề kháng và sức khỏe tim mạch suy giảm
  • Cuộc sống công việc thường xuyên gặp căng thẳng áp lực
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Bệnh lý ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết
  • Người không có lối sống lành mạnh

1.3 Biến chứng khi tăng huyết áp

Tăng huyết áp sẽ dẫn đến tăng áp lực lên thành động mạch làm tổn thương mạch máu. Chính vì thế người mắc chứng tăng huyết áp lâu năm sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như:

2. Những loại thuốc có nguy cơ làm tăng huyết áp

2.1 Thuốc dạng sủi

Các loại thuốc nhóm giảm đau hạ sốt viên sủi thường chứa thành phần paracetamol hay muối natri. Đây cũng là nguyên nhân làm huyết áp tăng cao. Đồng thời một số chất đi kèm còn làm biến đổi cấu trúc không gian của nội bào. Các phản ứng thuốc có thể gây nên co cơ tiểu động mạch làm giảm khả năng lưu thông máu khiến nhịp tim đập mạnh hơn mới bơm đủ máu cho các cơ quan.

2.2 Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid có khả năng làm người sử dụng tăng huyết áp. Thuốc này được điều trị các bệnh khớp, dị ứng hay hen suyễn.... Khi chuyển hóa thuốc này sẽ khiến cơ thể giữ muối và nước làm tăng lượng nước trong máu. Đồng thời đường huyết cũng tăng theo nên làm tăng huyết áp.

2.3 Một số loại thuốc sử dụng điều trị phế quản

Các nhóm thuốc có công dụng điều trị giãn phế quản, mao mạch khi thông tắc khí phế có thể tăng sự giao cảm làm nhịp tim đập nhanh. Sự tăng nhịp đập của tim cùng co mạch ngoại vi là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp sau khi bệnh nhân dùng thuốc.

2.4 Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai làm tăng huyết áp có thể là do việc tăng nội tiết gây nên. Trong thời gian sử dụng bạn có thể cân nhắc ngừng lại nếu phát hiện huyết áp tăng cao. Thường người dùng thuốc tránh thai tăng huyết áp có thể phải dùng sử dụng trong 18 tháng để ổn định lại huyết áp. Một số kết quả cho thấy có người dùng thuốc tránh thai hàng năm nhưng vẫn chưa có biểu hiện tăng huyết áp. Phụ nữ sau 35 tuổi dễ bị tăng huyết áp sau dùng thuốc tránh thai.

2.5 Thuốc giảm cân

Thành phần thảo dược trong thuốc giảm cân được cho là có công dụng làm tăng huyết áp. Đặc biệt là những chất gây nghiện như cafein sẽ làm tình trạng huyết áp ngày càng rối loạn. Ngoài ra khi dùng quá nhiều chất kích thích có thể khiến cơ thể mắc bệnh suy giảm trí nhớ.

2.6 Thuốc chống trầm cảm

Sự ức chế của thuốc chống trầm cảm sẽ cải thiện tình trạng tâm lý. Nhưng đó lại là nguyên nhân khiến tái thu hồi serotonin và nhiều loại thuốc khác. Nếu người bệnh có biểu hiện tăng huyết áp từ trước thuốc này sẽ khiến bệnh trở nên nặng và phức tạp hơn.

3. Nguyên nhân thuốc tránh thai làm tăng huyết áp

Một số bằng chứng y khoa đã làm rõ để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: thuốc tránh thai có làm tăng huyết áp không. Các bằng chứng đã dần chỉ ra mối liên hệ giữa việc dùng thuốc tránh thai và những ảnh hưởng của huyết áp. Thuốc tránh thai được sử dụng để điều hòa hormone sinh dục nhưng cũng có nguy cơ gây hẹp mạch máu nhỏ dẫn đến tim phải hoạt động nhiều hơn. Đặc biệt là thuốc tránh thai có cả estrogen lẫn progestogen sẽ có nguy cơ làm tăng huyết áp.

Tuy nhiên nguy cơ tăng huyết áp khi dùng thuốc tránh thai chưa được xác định rõ. Vì thế nếu bạn dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestogen thì không ảnh hưởng đến huyết áp quá lớn. Với thuốc có chứa estrogen liều thấp nguy cơ tăng huyết áp cũng giảm đáng kể. Một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai hỗn hợp cần mất thời gian dài mới xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp. Ngoài 35 tuổi nguy cơ tăng huyết áp khi dùng thuốc tránh thai càng cao. Đặc biệt là người có thói quen hút thuốc và sống không lành mạnh.

Trên đây là một số thông tin tham khảo giúp bạn trả lời câu hỏi: thuốc tránh thai khẩn cấp có làm tăng huyết áp không. Để hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa bệnh huyết áp và thuốc tránh thai bạn có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn giúp đỡ chi tiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan