Xét nghiệm CRP định lượng trong trường hợp nào?

Xét nghiệm CRP là gì? CRP định lượng thực hiện trong trường hợp nào... Cùng Vinmec tìm hiểu ngay những thông tin về xét nghiệm CRP định lượng trong bài viết sau đây.

1. Xét nghiệm CRP định lượng là gì?

Xét nghiệm CRP định lượng là xét nghiệm protein phản ứng C (C-reactive protein). Đây là một xét nghiệm dùng trong cận lâm sàng nhằm đánh giá, xác định tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn.

Viêm là một phản ứng của cơ thể để tự bảo vệ khi có các tác nhân lạ xâm nhập. Đồng thời, nó cũng kích hoạt quá trình sửa cấu trúc, chức năng của các mô bị tổn thương. Do đó, khi viêm bạn có thể cảm thấy đau, sưng, tấy... ở vị trí quanh vết thương, vùng ảnh hưởng.

CRP- một loại protein được sản xuất bởi gan. Đặc điểm của protein này là có khả năng kết hợp với polysaccharide C của phế cầu. CRP đóng vai trò như dấu hiệu ban đầu của nhiễm khuẩn và viêm.

Xét nghiệm CRP định lượng là xét nghiệm C-reactive protein trong máu, đo mức độ viêm chung trong cơ thể. Thường thì nồng độ của CRP thấp, khi có phản ứng viêm thì CRP trong máu sẽ tăng liên tục. Nếu viêm, tổn thương mô được xử trí thì nồng độ CRP sẽ giảm xuống. Do đó, xét nghiệm định lượng CRP cũng có ý nghĩa trong việc theo dõi mức độ nghiệm trọng của bệnh.

2. Những loại xét nghiệm CRP định lượng

Hiện có 2 xét nghiệm CRP định lượng là:

2.1. Xét nghiệm CRP định lượng tiêu chuẩn

Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn đo CRP áp dụng từ 8 đến 1000 mg/L (hoặc 0,8 đến 100 mg/dL). Xét nghiệm CRP định lượng trong trường hợp viêm, nhiễm trùng nặng, các bệnh mạn tính.

2.2. Xét nghiệm hs-CRP

Xét nghiệm hs-CRP là xét nghiệm có độ nhạy cao hơn. Với xét nghiệm này, cho phép đo CRP trong khoảng từ 0,3 đến 10 mg/L. Xét nghiệm định lượng CRP này được dùng để đánh giá nguy cơ tim mạch tiềm ẩn.

3. Xét nghiệm CRP định lượng trong trường hợp nào?

Xét nghiệm CRP định lượng được chỉ định với mục đích chẩn đoán viêm gồm:

Ngoài ra, xét nghiệm định lượng CRP trong máu giảm thường kèm theo giảm LDL - cholesterol trong huyết thanh. Đặc biệt các đối tượng có LDL - cholesterol trong máu giảm< 70mg/100ml thường ít có nguy cơ bị tái phát bệnh tim. Còn với các đối tượng có nồng độ chỉ số LDL-Cholesterol >2mg/l thì nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim sẽ ít hơn.

Việc tích tụ các mảng xơ vữa trong thời gian dài trong máu được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm, chỉ số CRP cũng tăng cao. Đặc biệt, trường hợp các mảng xơ vữa bị vỡ sẽ xuất hiện thêm máu đông và làm tắc nghẽn mạch máu. Khiến cho người bệnh dễ đối mặt với nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Do đó, xét nghiệm định lượng CRP còn được dùng trong các trường hợp có bệnh tim mạch sớm, đặc biệt là có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch. Nguy cơ tim mạch dựa vào kết quả xét nghiệm CRP như sau:

  • Nguy cơ thấp: CRP dưới1mg/l;
  • Nguy cơ vừa: CRP 1 – 3mg/l;
  • Nguy cơ cao; CRP >3mgl/l

Thực hiện xét nghiệm định lượng CRP được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

4. Cách thực hiện xét nghiệm định lượng CRP

Xét nghiệm định lượng CRP được thực hiện bởi bác sĩ, kỹ thuật viên bằng phương pháp lấy máu tĩnh mạch. Mẫu máu sau khi được lấy sẽ được đem đi phân tính tại phòng thí nghiệm.

Bạn không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm CRP, nhưng cũng có một số trường hợp cần nhịn ăn từ 6 -8h. Nếu có chỉ định nhịn ăn bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể khi làm xét nghiệm CRP định lượng.

Bình thường mức độ CRP ở mức bình thường ở các đối tượng không có nhiễm trùng ở khoảng: 0 - 1mg/dL hay <10mg/L.

Xét nghiệm định lượng CRP sẽ tăng cao nếu bị viêm nhiễm. CRP đang ở mức cao nhưng lại giảm xuống có nghĩa là bệnh đang có tiến triển tốt.

Các đối tượng có nhiễm trùng nặng, các tổn thương nặng nồng độ CRP trong máu có thể tăng tối đa đến 1000 lần.

5. Ý nghĩa xét nghiệm định lượng CRP

Xét nghiệm định lượng CRP có thể theo dõi được mức CRP trong máu tăng, cảnh báo tình trạng viêm trong cơ thể. Nhưng nó không thể cho biết chính xác là nguyên nhân gây viêm do đâu hay vị trí nào đang bị viêm, nhiễm trùng. Do đó, để chắc chắn, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết rằng, xét nghiệm định lượng CRP cao không phải lúc nào cũng do viêm, nhiễm trùng. Có một số yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng tình trạng CRP cao như:

  • Xơ vữa, tắc nghẽn động mạch vành;
  • Thuốc lá;
  • Béo phì;
  • Lười vận động;
  • Thuốc tránh thai;
  • Liệu pháp bổ sung hormone;

Bên cạnh đó, xét nghiệm CRP định lượng cho kết quả CRP thấp có thể do các yếu tố như:

  • Sụt cân;
  • Tập thể dục quá độ;
  • Aspirin;
  • Corticosteroid;
  • Thuốc chẹn beta.

CRP trong máu giảm thường tương ứng với giảm LDL - cholesterol trong huyết thanh nên nó cũng được dùng trong việc phát hiện sớm một số bệnh tim mạch.

Tóm lại, xét nghiệm định lượng CRP là một xét nghiệm dùng để đánh giá, xác định tình trạng viêm. Nó có ý nghĩa chẩn đoán, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Xét nghiệm CRP định lượng lấy mẫu máu nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: