Xét nghiệm Ferritin là gì?

Bài viết bởi Bác sĩ Lê Ngọc Hùng - Trưởng khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Cơ thể của bạn nhờ vào yếu tố sắt có trong hồng cầu để vận chuyển oxy. Không có đủ sắt, hồng cầu của bạn không thể cung cấp đủ oxy. Tuy nhiên nếu quá nhiều sắt cũng không tốt. Cả hai mức nồng độ sắt cao và thấp đều là vấn đề nghiêm trọng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị thiếu sắt hay dư sắt, đều cho xét nghiệm ferritin. Xét nghiệm này đo lường số lượng sắt dự trữ trong cơ thể, giúp bác sĩ biết toàn cảnh mức độ sắt trong cơ thể bạn.

1. Ferritin là gì?

Ferritin không phải là chất giống như sắt trong cơ thể bạn. Thực tế, ferritin là protein chứa sắt, phóng thích sắt khi cơ thể cần sắt. Ferritin tồn tại bên trong các thế bào cơ thể bạn, chỉ một số lượng rất ít tuần hoàn trong máu.

Nồng độ cao nhất của ferritin điển hình trong tế bào gan và hệ thống miễn dịch (tế bào lưới nội mạc).

Ferritin được dự trữ trong cơ thể bạn cho đến khi được sử dụng để tạo nhiều tế bào máu. Cơ thể sẽ tạo tín hiệu cho tế bào phóng thích ferritin. Ferritin sau đó sẽ được gắn vào một chất khác gọi là transferrin.

Transferrin là một protein sẽ gắn kết với ferritin để vận chuyển ferritin đến nơi tế bào máu được thành lập. Hình dung transferrin như một xe taxi vận chuyển sắt.

Mặc dù rất quan trọng cho cơ thể có mức độ sắt bình thường, có đủ số lượng sắt dự trữ cũng rất quan trọng. Nếu cơ thể không có đủ ferritin, lượng sắt dự trữ sẽ suy giảm rất nhanh.

Ferritin là gì
Ferritin là protein chứa sắt

2. Mục đích của xét nghiệm ferritin

Sự biết rằng cơ thể của bạn có quá nhiều ferritin hoặc thiếu hụt sẽ giúp bác sĩ có nhận xét về mức độ sắt toàn bộ. Càng nhiều ferritin, càng nhiều sắt dự trữ trong cơ thể bạn.

3. Nồng độ ferritin thấp

Bác sĩ có thể cho xét nghiệm ferritin nếu bạn có các triệu chứng liên quan giảm nồng độ ferritin: mệt mỏi không giải thích được, chóng mặt, nhức đầu mạn tính, yếu ớt không giải thích được, ù tai, hay cáu gắt, đau chân, khó thở.

Khó thở
Nồng độ ferritin thấp gây khó thở

4. Nồng độ cao ferritin

Bạn cũng có thể bị nồng độ cao ferritin, cũng gây ra những triệu chứng khó chịu: đau dạ dày, hồi hộp, đau ngực, mệt không giải thích được, đau khớp, yếu ớt không lý do.

Nồng độ Ferritin có thể tăng như là hậu quả từ các tổn thương cơ quan, như gan, lách. Xét nghiệm Ferritin cũng có thể sử dụng để theo dõi sức khỏe của bạn, đặc biệt nếu bạn trong chế độ liên quan chất sắt có thể làm tăng hay giảm nồng độ sắt trong máu bạn.

5. Xét nghiệm ferritin được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm ferritin yêu cầu chỉ cần một số lượng nhỏ máu của bạn để đo được chính xác.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không được ăn trong vòng 12 giờ trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Mỹ về Hóa Lâm Sàng, xét nghiệm càng chính xác nêu được thực hiện vào buổi sáng sau khi bạn không ăn qua đêm.

Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không
Lấy mẫu máu xét nghiệm

6. Giải thích kết quả ferritin trong máu bạn

Nồng độ ferritin trong máu bạn trước tiên được xem xét có nằm trong khoảng giá trị bình thường. Khoảng tham chiếu bình thường của ferritin:

  • 20 đến 500 nanograms mỗi ml máu ở nam
  • 20 đến 200 nanograms mỗi ml máu ở nữ

7. Nguyên nhân gây giảm ferritin

Nồng độ ferritin giảm cho biết bạn bị thiếu sắt, điều này có thể xảy ra nếu bạn không được cung cấp đủ sắt trong chế độ ăn.

Một điều kiện khác ảnh hưởng đến nồng độ sắt là thiếu máu, nghĩa là bạn không có đủ tế bào hồng cầu cho sắt gắn vào.

Vài nguyên nhân khác nữa như sau:

  • Mất máu kinh nguyệt quá nhiều
  • Giảm hấp thu sắt do dạ dày
  • Xuất huyết nội tạng

Nhận biết về mức độ ferritin thấp hay bình thường giúp bác sĩ nhận xét tốt hơn về nguyên nhân.

Ví dụ, người bị thiếu máu có nồng độ sắt trong máu thấp và ferritin cũng thấp.

Tuy nhiên, một người bị bệnh mạn tính có thể có nồng độ sắt trong máu thấp nhưng ferritin có thể bình thường hoặc cao.

Kinh nguyệt lần đầu là cột mốc đánh dấu tuổi dậy thì của bé gái.
Mất máu kinh nguyệt quá nhiều có thể gây giảm ferritin

8. Nguyên nhân tăng cao ferritin

Ferritin tăng cao trong các điều kiện.

Ví dụ bệnh lý tăng ứ sắt (thừa sắt), do cơ thể hấp thu quá nhiều sắt.

Các trường hợp khác gây tăng sắt: viêm khớp dạng thấp, cường giáp, bệnh Still xuất hiện trên người lớn, tiểu đường type 2, ung thư máu, Hodgkin’s lymphoma, ngộ độc sắt, thường xuyên truyền máu, bệnh lý gan (viêm gan C),..

Ferritin cũng được xem là chất phản ứng cấp tính. Có nghĩa là khi cơ thể bị viêm, ferritin máu tăng cao. Đó là lý do tại sao ferritin tăng cao trên bệnh nhân bệnh lý gan hoặc các thể ung thư, như Hodgkin’s lymphoma.

Ví dụ, tế bào gan chứa tồn trữ ferritin. Khi một người bị tổn thương gan, ferritin trong tế bào rò rỉ ra ngoài, làm tăng ferritin trong máu.

Nguyên nhân thường gặp nhất của tăng ferritin là béo phì, viêm, và uống rượu mỗi ngày. Nguyên nhân thường gặp nhất của tăng ferritin do di truyền là bệnh lý tăng-ứ sắt.

Nếu nồng độ xét nghiệm ferritin của bạn tăng cao, bác sĩ sẽ cho thêm các xét nghiệm để hiểu rõ hơn về nồng độ sắt trong cơ thể bạn. Bao gồm:

  • Xét nghiệm sắt huyết thanh, đo lường nồng độ sắt tuần hoàn trong máu bạn.
  • Xét nghiệm khả năng gắn kết sắt toàn bộ (TIBC: total iron binding capacity): đo lường số lượng transferrin trong máu bạn.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

78.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: