Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm PLT

Xét nghiệm PLT là xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm PLT có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán một số căn bệnh về rối loạn đông máu, ung thư máu, u tủy xương...

1. Xét nghiệm PLT là gì?

PLT là viết tắt của cụm từ Platelet Count có nghĩa là đếm tiểu cầu. Xét nghiệm PLTxét nghiệm tiểu cầu, đếm số lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu.

Ở người bình thường, chỉ số xét nghiệm PLT dao động ở mức 150-400 G/L. Trung bình chỉ số này thường ở mức 200 G/L tức là trong 1 lít máu sẽ có 200 hoặc từ 150-400 tỷ tế bào tiểu cầu.

2. Khi nào cần xét nghiệm PLT và quy trình xét nghiệm PLT

Khi bệnh nhân bị chảy máu mà không rõ nguyên nhân, có các vết bầm trên cơ thể hoặc chảy máu ở các vết thương nhỏ nhưng không cầm được máu, bác sĩ sẽ chỉ định đi xét nghiệm PLT.

Ngoài ra, đối với các bệnh nhân mắc một số căn bệnh sau cũng sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm PLT:

xuất huyết dạ dày
Bệnh nhân xuất huyết dạ dày được chỉ định xét nghiệm PLT

  • Người mắc các bệnh như u tủy xương, ung thư máu, lupus
  • Người mắc các bệnh lý về thận
  • Người bệnh điều trị xạ trị hay hóa trị
  • Bệnh nhân dùng các thuốc như digoxin, sulfa, valium, nitroglycerine, quinidine...

3. Quy trình xét nghiệm PTL

Quy trình xét nghiệm PTL gồm các bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân liệt kê các vấn đề gặp phải, bác sĩ thăm khám sơ bộ và chỉ định làm xét nghiệm
  • Bước 2: Xét nghiệm PLT cũng giống như các xét nghiệm máu thông thường khác, máu được lấy ra từ tĩnh mạch phía bên trong khuỷu tay bằng kim tiêm
  • Bước 3: Đưa mẫu xét nghiệm vào máy xét nghiệm chuyên dụng
  • Bước 4: Nhận kết quả và bác sĩ đưa ra kết luận

4. Ý nghĩa của chỉ số PLT


Chỉ số PLT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán một số căn bệnh về đông máu.

Máu đông
Chỉ số LPT giúp chẩn đoán một số bệnh về đông máu

4.1 Đối với bệnh nhân có chỉ số PLT thấp

Tức là chỉ số này nhỏ hơn 150 G/L thì bệnh nhân có thể mắc chứng rối loạn đông máu, tức là chỉ cần một vết thương rất nhỏ, bệnh nhân có thể mất nhiều máu hơn so với người bình thường, nghiêm trọng hơn nữa bệnh nhân có thể bị chảy máu tự phát. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm nếu bệnh nhân bị tai nạn chảy máu, máu sẽ không tự đông được và có khả năng tử vong do mất máu quá nhiều.

Nguyên nhân gây giảm chỉ số PLT là do ức chế hoặc thay thế tủy xương, phì đại lách, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh...

4.2 Đối với chỉ số xét nghiệm PLT cao

Đối với chỉ số xét nghiệm PLT cao hơn mức bình thường, từ 450 G/L, lúc này tiểu cầu sẽ kết dính với nhau, tạo thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở máu lưu thông, gây đột quỵ. Những cục máu đông này có thể làm tắc nghẽn máu trong tim, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân dẫn đến tăng chỉ số PLT là do các bệnh viêm, xơ hóa tủy xương, phẫu thuật cắt bỏ lá lách, rối loạn tăng sinh tủy xương...

Giá trị của chỉ số PLT của mỗi người sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, giới tính, độ tuổi, chủng tộc và thiết bị xét nghiệm. Vì vậy để xác định cơ thể khỏe mạnh, người bệnh nên đi kiểm tra thường xuyên, để kịp thời phát hiện ra nguyên nhân thay đổi chỉ số PLT để điều trị kịp thời.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giải đáp, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

135.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: