Tắc lệ đạo - Tắc tuyến lệ: Những điều cần biết

Lệ đạo là hệ thống ống, có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới. Khi có tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, vậy khi mắc tắc lệ đạo điều trị như thế nào đúng cách và không tái phát?

1. Tắc lệ đạo là gì?

Tắc lệ đạo (hay tắc ống lệ) là sự nghẽn hoàn toàn đường dẫn lưu nước mắt sinh lý từ hồ lệ sang khoang mũi khi đó nước mắt không xuống mũi một cách bình thường, gây ra chảy nước mắt thường xuyên và có thể kèm theo những biến chứng như viêm túi lệ cấp tính hoặc mãn tính, viêm kết mạc, giác mạc tái phát, giảm thị lực,... thường gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt. Tắc lệ đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

2. Nguyên nhân gây ra tắc lệ đạo

Bất kỳ một nguyên nhân nào làm cản trở sự lưu thông nước mắt từ mắt xuống mũi đều gây ra tình trạng tắc lệ đạo. Có một số nguyên nhân như bẩm sinh gây tắc hoặc hẹp ống lệ mũi, thông thường ở các trẻ tắc lệ đạo bẩm sinh ống lệ mũi thường có 1 màng ngăn. hay các chấn thương, sang chấn sau chấn thương hoặc tai biến của các phẫu thuật gây nên tình trạng tắc ống lệ mũi. Tắc ống lệ đạo là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Một phần là do điều kiện khí hậu, vệ sinh mắt, mũi còn hạn chế, tắc ống lệ đạo là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam.

Triệu chứng của tắc lệ đạo

Lệ đạo tắc nghẽn có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm túi lệ. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:

  • Viêm (sưng nề), mềm, đỏ ở góc mắt trong hoặc ở khu vực giữa mắt và mũi
  • Nhiễm trùng mắt tái đi tái lại
  • Xuất tiết nhầy mắt
  • Đóng vảy ở lông mi
  • Nhìn mờ, nhòe

3. Ảnh hưởng của tắc lệ đạo

Tắc lệ đạo không phải bệnh hiếm gặp, cũng không quá phức tạp nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra viêm mủ túi lệ mãn gây viêm kết mạc, viêm giác mạc, gây áp xe túi lệ thậm chí gây viêm tổ chức hốc mắt, gây rò túi lệ.

Tắc lệ đạo
Tắc lệ đạo ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt

4. Ai là người có thể mắc tắc lệ đạo?

Bệnh tắc lệ đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên, người cao tuổi. Trẻ sau khi sinh ra cũng có thể bị tắc lệ đạo, gọi là tắc lệ đạo bẩm sinh. Tắc lệ đạo ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.

5. Tắc lệ đạo được khám và điều trị như thế nào?

Hiện nay bệnh viện mắt Alina có nhiều phương pháp nối thông lệ đạo mũi như:

  • Thông lệ đạo
  • Phẫu thuật mở rộng điểm lệ - đặt ống nong điểm lệ
  • Đặt ống thông lệ mũi nội soi
  • Phẫu thuật đặt ống Silicon lệ quản - ống lệ mũi

Một số lời khuyên của bác sĩ khi bị tắc lệ đạo

Tắc lệ đạo sẽ khiến gây ra biểu hiện khó chịu cho người bệnh như chảy nước mắt thường xuyên hay có biến chứng nặng như viêm mủ túi lệ. Bởi vậy người bệnh nên đến khám chuyên khoa mắt sớm để có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Trung tâm mắt Vinmec-Alina tại tầng 4, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0865463883 để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan