Thông tin cho người bệnh tán sỏi ngoài cơ thể

Nội soi tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị ngoại khoa, thường áp dụng đối với sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 15 mm hoặc sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên với kích thước nhỏ hơn 10mm.

1. Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

  • Là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu phổ cập mà hầu hết các cơ sở y tế đều có thể thực hiện.
  • Phương pháp này sử dụng sóng từ trường được sinh ra từ máy tán sỏi sẽ xuyên qua da tác động tập trung lên viên sỏi và làm vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó sỏi được đào thải ra ngoài qua nước tiểu.
  • Phần lớn người bệnh cần tán hơn 1 lần mới có thể hết sỏi.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể

2. Chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể khi nào?

3. Quy trình tán sỏi ngoài cơ thể được thực hiện như thế nào?

  • Điều dưỡng sẽ đưa người bệnh vào phòng tán sỏi.
  • Người bệnh nằm ngửa trên giường tán sỏi, tinh thần thoải mái, thở đều để tránh sỏi di động theo nhịp thở.
  • Bác sĩ bôi một lớp gel siêu âm lên vùng da phía mạng sườn tương ứng với vị trí tán sỏi.
  • Điều dưỡng giúp người bệnh đeo tai nghe chống ồn để thoải mái hơn khi nghe tiếng “bụp” trong quá trình tán sỏi.
  • Khi người bệnh ở tư thế thật sự thoải mái thì bác sĩ và điều dưỡng sẽ tiến hành thực hiện thủ thuật tán sỏi ngoài cơ thể cho người bệnh.
  • Người bệnh sẽ được đặt đường truyền tĩnh mạch và tiêm thuốc giảm đau, thuốc chống chảy máu trước tán sỏi 30 phút.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Hình ảnh bệnh nhân tán sỏi ngoài cơ thể

4. Những điều gì cần lưu ý trước khi tán sỏi ngoài cơ thể?

  • Ăn – uống bình thường.
  • Luôn mang theo các thuốc đang sử dụng. Người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu và thuốc chống tập kết tiểu cầu thì cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Bởi người bệnh có thể phải dừng những thuốc trên khoảng 5 - 7 ngày trước khi tiến hành thủ thuật.

5. Những biến chứng thường gặp sau tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

  • Người bệnh có thể đi tiểu ra máu hoặc lẫn ít máu trong khoảng 72 giờ sau tán sỏi, sau đó sẽ hết và không cần can thiệp.
  • Đau do sỏi vỡ di chuyển: Nếu đau nhẹ - không cần can thiệp. Nếu có cơn đau quặn thận – cần khám với Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu ngay.
  • Bệnh nhân nếu bị mảnh sỏi vỡ gây tắc nghẽn tại niệu quản: Trường hợp này cần được phẫu thuật ngay.
  • Bầm tím vùng da tại vị trí tán: Tự hết và không cần can thiệp.
  • Nhiễm trùng tiết niệu, sốt cao do vi khuẩn được giải phóng từ viên sỏi vỡ: Cần khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu ngay.
  • Chấn thương thận sau tán sỏi ngoài cơ thể.
  • Sỏi không vỡ sau tán dẫn đến người bệnh phải tán nhiều hơn 1 lần hay phải chuyển phương pháp điều trị sỏi khác.
Đau do sỏi thận
Hình ảnh bệnh nhân đau do sỏi tiết niệu

6. Cần làm gì để phòng ngừa biến chứng sau tán sỏi ngoài cơ thể?

  • Uống nhiều nước sau tán (2 - 3 lít nước/ ngày).
  • Tránh va đập vào vùng da, vùng cơ thể tại vị tán.
  • Uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ kê.
  • Hẹn khám kiểm tra lại sau 1 tháng.
  • Nếu có các triệu chứng sốt cao, cơn đau quặn thận hay các biểu hiện bất thường khác cần đến khám chuyên khoa tiết niệu ngay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan