Tiểu đường thai kỳ có tự hết sau khi đã sinh con?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thành - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các rủi ro cho cả mẹ và bé như dị tật bẩm sinh, thai lưu, băng huyết sau sinh,...Tuy nhiên, nếu phát hiện và kiểm soát kịp thời có thể hạn chế ảnh hưởng của bệnh, từ đó giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng có quá nhiều glucose (đường) tồn tại trong máu thay vì được sử dụng làm năng lượng. Khi lượng đường trong máu quá cao có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Một số phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường lần đầu tiên trong thai kỳ. Tình trạng này được gọi là tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần được chăm sóc đặc biệt cả trong và sau khi mang thai.

2. Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Thông thường, cơ thể sẽ sản xuất ra hormone insulin để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Khi mang thai, nồng độ hormone thai kỳ cao hơn bình thường và cơ thể phải tạo ra nhiều insulin hơn để cân bằng mức glucose trong máu. Nhưng ở một số phụ nữ, cơ thể không thể tạo ra đủ insulin khi mang thai khiến lượng đường trong máu tăng lên và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

hormon insulin
Ở một số phụ nữ, cơ thể không tạo ra đủ Insulin khi mang thai khiến đường máu trong thai kỳ tăng lên

3. Tiểu đường thai kỳ có tự hết sau khi sinh con?

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh con, tuy nhiên những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt đường huyết trong máu khi mang thai sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh tiểu đường trong những lần mang thai tiếp theo. Một số phụ nữ bị tiểu đường nhẹ trước khi mang thai nhưng không phát hiện ra và khiến cho bệnh phát triển ngày một nặng hơn sau khi sinh con và thậm chí là mang theo bệnh cả đời.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Phụ nữ thừa cân hay béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn

Dưới đây là những trường hợp có nguy cơ cao bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Không hoạt động thể chất thường xuyên
  • Có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Sinh con nặng hơn 4000g trong lần mang thai trước
  • Huyết áp cao
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa hoặc đảo Thái Bình Dương

5. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai như thế nào?

Những phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nếu không kiểm soát tốt có thể truyền lượng đường đến thai nhi. Khi mức glucose trong máu thai nhi vượt quá mức độ cho phép sẽ gây tình trạng thừa cân cho đứa trẻ. Đứa bé có thể nặng hơn 4 cân khi sinh ra, và điều này còn dẫn đến những biến chứng khác cho người mẹ, bao gồm:

  • Tăng tỷ lệ sẩy thai, thai chết lưu
  • Nguy cơ sinh mổ cao
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều sau khi sinh
  • Nhiễm khuẩn niệu
  • Ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe
  • Huyết áp cao gây áp lực cho tim và thận
  • Tiền sản giật gây ra tình trạng sinh non

6. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Những đứa trẻ được sinh ra có mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề sau:

  • Vàng da
  • Bệnh lý đường hô hấp
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
  • Có nhiều khả năng gặp chấn thương khi sinh thường: tổn thương ở vai
  • Nguy cơ thai chết lưu
  • Tăng trưởng quá mức và thai to

7. Có nên kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ?

Tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra tiểu đường thai kỳ. Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ hỏi về các tiền sử sức khỏe của bạn để xác định xem bạn có các yếu tố rủi ro mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ, lượng đường trong máu sẽ được kiểm tra sớm trong thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn không gặp bất cứ vấn đề gì, lượng đường trong máu của bạn sẽ được đo trong khoảng từ tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ.

8. Kiểm soát tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Một số cách giúp bạn có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ:

  • Khám thai thường xuyên hơn để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Theo theo dõi lượng đường trong máu để kiểm soát tốt chúng, giúp giảm thiểu mức độ rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu. Thiết bị này đo lượng đường từ một giọt máu nhỏ của bạn.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Việc lựa chọn các loại thực phẩm khi mang thai là cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Khi mang thai, bạn nên ăn đều đặn ba bữa và hai đến ba bữa nhẹ mỗi ngày để tránh sự sụt giảm hoặc tăng đột biến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên theo dõi cân nặng của mình, bởi vì tăng cân quá nhanh hoặc thừa cân cũng có thể khiến mức glucose tăng nhanh.
  • Tập thể dục thường xuyên: Giúp giữ lượng đường trong máu trong phạm vi bình thường. Trước hết, bạn cần lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng của mình. Nên tập 30 phút với các bài tập có cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần hoặc tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Đi bộ là một bài tập tuyệt vời cho tất cả phụ nữ mang thai. Ngoài việc tập thể dục nhịp điệu hàng tuần, bạn cũng nên đi bộ trong 10- 15 phút sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
  • Sử dụng thuốc: Insulin là loại thuốc được khuyên dùng trong thai kỳ để giúp phụ nữ kiểm soát lượng đường trong máu. Insulin không qua nhau thai, vì vậy nó không ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn có thể sử dụng thuốc insulin đường uống hoặc tiêm insulin. Trong suốt thai kỳ, bạn cần theo dõi thường xuyên mức glucose của mình để đảm bảo thuốc có tác dụng.

9. Các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe của thai nhi

Các xét nghiệm đặc biệt có thể cần thiết để kiểm tra sức khỏe của thai nhi. Những xét nghiệm này giúp phát hiện các vấn đề về sức khỏe thai nhi có thể xảy ra, bao gồm:

Đếm cử động của thai nhi (số lần đạp): Nếu sự cử động của thai nhi giảm đi so với mức bình thường, mẹ bầu nên đếm số lần cử động của bé để theo dõi bé có hoạt động bình thường không.

Xét nghiệm không đả kích: Đo lường sự thay đổi nhịp tim của thai nhi khi thai nhi di chuyển. Bác sĩ sẽ đeo một dây thắt lưng mang bộ phận cảm thụ quanh bụng bạn để đo nhịp tim thai nhi. Nhịp tim thai sẽ được ghi lại bằng máy.

Kiểm tra trắc đồ sinh vật lý (BPP): Xét nghiệm này bao gồm theo dõi nhịp tim của thai nhi (giống như cách thực hiện trong xét nghiệm không đả kích) và kiểm tra siêu âm. BPP kiểm tra nhịp tim, chuyển động, trương lực cơ của thai nhi và ước tính lượng nước ối. Ngoài ra còn có kiểm tra trắc đồ sinh vật lý cải tiến.

Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nếu được kiểm soát kịp thời sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con đủ tháng. Tuy nhiên, nếu các biến chứng xảy ra đối với sức khỏe của cả mẹ và bé sẽ dẫn tới tình trạng chuyển dạ sớm, sinh con thiếu tháng và gặp khó khăn khi sinh nở (phải mổ lấy thai).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Acog.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

60.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan