Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối bị liệt chân, bí tiểu là do đâu?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Ba cháu bị ung thư phổi giai đoạn cuối đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tính từ thời gian phẫu thuật đến nay đã được 1 năm và trải qua 2 đợt đổi thuốc hoá trị, hiện tại chỉ uống thuốc. Nhưng trong thời gian gần đây sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng, sụt cân không ăn uống được, hay bị đau trước ngực phải uống morphin để giảm đau. Khoảng tầm 3 - 4 ngày nay thì đi tiểu khó, bị bí tiểu, chân có dấu hiệu bị liệt, không nhất lên nổi.

Bác sĩ cho em hỏi bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối bị liệt chân, bí tiểu là do đâu? Có biện pháp nào khắc phục được không? Tiên lượng sống là bao nhiêu? Em cảm ơn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Tô Kim Sang - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Central Park.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối bị liệt chân, bí tiểu là do đâu?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Trường hợp của ba bạn bị ung thư phổi giai đoạn cuối đã được phẫu thuật, 2 đợt đổi thuốc hoá trị, thời gian gần đây sụt cân không ăn uống được hay bị đau ngực phải uống morphin. Vài ngày nay tiểu khó, bí tiểu, chân có dấu hiệu bị liệt, không nhấc lên nổi có thể do ung thư di căn lên não hoặc cột sống thắt lưng gây rối loạn cơ vòng bàng quang và yếu liệt chân. Đây là một tình huống gấp, cần nhanh chóng đưa ông vào bệnh viện để kiểm tra, các bác sĩ có thể sử dụng xạ trị hoặc thuốc để giúp giảm bớt tình trạng này nếu còn có thể.

Tiên lượng sống của bố bạn cần bác sĩ khám trực tiếp, và xem đáp ứng sau điều trị tình trạng bí tiểu và liệt chân mới có thể trả lời chính xác được.

Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối bị liệt chân, bí tiểu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • khi-nao-nen-dat-thong-tieu-ngat-quang-cho-benh-nhan
    Khi nào nên đặt thông tiểu ngắt quãng cho bệnh nhân?

    Do nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao ở những người đặt thông tiểu cố định nên phương pháp đặt thông tiểu ngắt quãng được sử dụng để thay thế cho đặt sonde tiểu cố định ở một số ...

    Đọc thêm
  • Cách nào bấm huyệt chữa bí tiểu?
    Cách nào bấm huyệt chữa bí tiểu?

    Bấm huyệt chữa bí tiểu là biện pháp được sử dụng nhiều và hiệu quả trong Y Học Cổ Truyền. Đây là một biện pháp rẻ, không cần nhiều trang thiết bị, không xâm lấn cơ thể nên tạo cảm ...

    Đọc thêm
  • thông tiểu
    Lưu ý khi đặt thông tiểu cho bé gái

    Thông tiểu ở nữ giới là sử dụng ống thông tiểu đưa vào bàng quang thông qua niệu đạo để đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Ống thông tiểu nữ có thể được đặt tạm thời để giải quyết ...

    Đọc thêm
  • Dutaon
    Công dụng thuốc Dutaon

    Dutaon thuộc nhóm thuốc hỗ trợ trong điều trị bệnh đường tiết niệu, có thành phần chính là hoạt chất Dutasteride. Vậy người bệnh cần những lưu ý gì khi sử dụng Dutaon thuốc biệt dược? Hãy cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • Dị vật bàng quang
    Dị vật bàng quang có nguy hiểm?

    Dị vật ở bàng quang là các vật hữu hình do nguyên nhân chủ quan hay khách quan đưa các vật đó vào nằm trong bàng quang, đây là bệnh lý rất hiếm gặp.

    Đọc thêm