Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh Bạch hầu ( Diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc hầu họng, thanh quản, mũi. Lớp màng giả mạc màu trắng do các lớp tế bào bị viêm do vi khuẩn bạch hầu gây ra tại thành lớp màng bám vào trong vòm họng. Màng bám sẽ lan ra lấp đường hô hấp gây ngạt thở cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

1. Bệnh bạch hầu là gì?

Khác với các vi khuẩn thông thường khác, đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu – tên khoa học là Corynebacterium diphtheria – gây ra.

Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị bệnh bạch cầu nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Người bệnh thường đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, thời kỳ lây bệnh có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3,4 tuần

Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Trẻ từ 1 -10 tuổi chính là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn, khả năng miễn dịch thấp sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Vì vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác.

2. Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là căn bệnh nguy hiểm. Trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi nổi hạch ở cổ sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 2-5 ngày. Bệnh nhân có thể bị nhầm lẫn với các chứng đau họng khác ở giai đoạn sớm của bệnh khi chưa có giảm mạc ở mũi họng. Điều này dễ dẫn đến những biến chứng khó lường do độc tố của vi khuẩn gây ra.

Xem thêm: Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu từ Bộ Y tế

Bạch hầu
Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu cấp tính

Bệnh bạch hầu rất dễ lây lan và tốc độ lây lan khá nhanh thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gián tiếp với đồ chơi, vật dụng có dịch chất dịch bài tiết của người mắc bệnh.

Ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng cho thận, hệ thần kinh trung ương và tim nếu không được điều trị. Trong tổng số ca mắc bệnh bạch hầu, Tử vong vào khoảng 5 đến 10% có thể tăng cao đến 20% ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.

Biến chứng bệnh bạch hầu : Tất cả các biến chứng của bệnh bạch hầu kể cả tử vong đều là hậu quả của độc tố. Biến chứng thường gặp nhất trong bệnh bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh, liệt cơ chi cơ hoành

Thường gặp nhất là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra trong giai đoạn toàn phát của bệnh hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi. Trong giai đoạn toàn phát của bệnh biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi. Nếu viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tiên lượng thường xấu, tỷ lệ tử vong rất cao.

Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và thường hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong vì biến chứng khác. Liệt màn khẩu cái (màn hầu) thường xuất hiện vào tuần thứ ba của bệnh. Liệt các dây thần kinh vận nhãn, cơ chi và liệt cơ hoành có thể xảy ra vào tuần thứ năm của bệnh. Liệt cơ hoành có thể gây ra viêm phổi và suy hô hấp.

Trẻ có thể khó nuốt, khó thở, nhiều trẻ biểu hiện nặng với da xanh, nhịp tim rối loạn, liệt thần kinh khi bệnh tiến triển.Trong vòng từ 6 đến 10 ngày, tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong.

Các biến chứng khác có thể xảy ra như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp có thể xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi.

Video đề xuất:

Bệnh bạch hầu là gì? Có vắc xin phòng không?

3. Phòng ngừa bệnh bạch hầu

Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất hiện nay chính là vắc-xin phòng bệnh bạch hầu . Ra đời từ năm 1923 cho đến nay, vắc - xin bạch hầu giải độc tố đã thay đổi tính nghiêm trọng của bệnh dịch trên toàn thế giới.

Tiêm vắc - xin phòng bệnh chính là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm (trong đó có bệnh bạch hầu) gây ra cho nhân loại. 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ được sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Những đối tượng được tiêm vắc - xin phòng bệnh sẽ không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị tử vong do di chứng của bệnh dịch gây ra. Khoảng 2,5 triệu trẻ em trên thế giới không bị tử vong do bệnh truyền nhiễm nhờ có vắc -xin.

Vắc xin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam hiện nay không có vắc xin đơn phòng bệnh bạch hầu, chỉ có vắc xin những vắc xin phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan