Bệnh dại là gì? Cách xử trí sau khi bị chó dại cắn

Bài viết được viết bởi BS chuyên khoa I Nguyễn Công Hòa - Bác sĩ Hồi sức tích cực - Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bệnh dại do virus dại thuộc Họ Rhabdoviridae, chi Lyssavirus, kích thước 75 x 180 nm. Vật liệu di truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid. Virus dại kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn iốt.

1. Đường lây truyền

  • Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài ra virus dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại cũng đã được báo cáo.
  • Hiếm gặp hơn như lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải không khí giọt nhỏ chứa virus dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm.

2. Tính cảm nhiễm

  • Các loài động vật có vú đều có cảm nhiễm với virus dại ở mức độ khác nhau.
  • Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn, dơi tiếp đến là trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột.
  • Người cũng có cảm nhiễm cao đối với virus dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại virus dại nếu được tiêm vắc-xin dại.

3. Thời gian ủ bệnh

  • Thời gian ủ bệnh ở người: Khoảng từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm.

>>> Nhức đầu, mệt mỏi, sốt sau khi bị chó cắn có phải đã nhiễm virus dại không?

  • Đôi khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm.
  • Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập.
  • Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Chó dại cắn, bệnh dại
Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn

4. Thời kỳ lây truyền

  • Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh.
  • Ở người, virus đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh.
  • Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.

5. Dịch tễ

Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó.

Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

  • Khoảng 60.000 người chết mỗi năm vì bệnh dại, chủ yếu là ở châu Á và châu Phi.
  • Tại Mỹ, 02 người chết vì bệnh dại mỗi năm.
  • Tiêm chủng động vật và dự phòng cho người sau phơi nhiễm đã gần như loại trừ bệnh dại ở Mỹ.
  • Mỗi năm có hơn 15 triệu người trên thế giới phải tiêm phòng sau phơi nhiễm để ngăn ngừa bệnh dại.

6. Gánh nặng chi phí

Chi phí trung bình của một ca chủng ngừa bệnh dại sau khi một động vật nghi ngờ dại cắn:

  • Mỹ là $ 40.
  • Ở châu Phi, và $ 49 ở châu Á.
  • Điều trị sau phơi nhiễm này là một gánh nặng tài chính lớn đối với hầu hết các hộ gia đình ở những nước đang phát triển, nơi mà mức lương trung bình là khoảng US $ 1 đến 2 USD mỗi ngày, mỗi người.
    Người nghèo, đặc biệt là trẻ em, có nguy cơ cao nhất mắc bệnh dại. Khoảng 30% đến 60% các nạn nhân bị chó cắt là trẻ em dưới 15 tuổi.

7. Bệnh dại có vắc-xin không?

  • Tiêm phòng vắc-xin cho chó, mèo tại các khu vực lưu hành bệnh dại.
  • Người tiếp xúc thường xuyên với động vật (bác sĩ thú y, nghệ sĩ xiếc, hoặc các chuyên gia động vật hoang dã).
  • Khách du lịch và những người tới những nơi hay có bệnh dại lưu hành.
Tiêm phòng cho chó
Tiêm phòng vắc-xin cho chó, mèo tại các khu vực lưu hành bệnh dại

7.1 Đối tượng dễ bị phơi nhiễm virus dại

  • Là người bị chó, mèo, động vật dại, nghi dại cắn, cào, liếm hoặc bị nước bọt dính vào niêm mạc (như mắt, miệng, niêm mạc bị trầy xước)
  • Hoặc tiếp xúc qua da bị tổn thương và niêm mạc với bệnh phẩm/virus dại tại phòng thí nghiệm.

7.2 Bệnh dại ở người là như thế nào?

  • Là người bị chó, mèo, động vật dại, nghi dại cắn, cào, liếm hoặc bị nước bọt dính vào niêm mạc (như mắt, miệng, niêm mạc bị trầy xước)
  • Hoặc tiếp xúc qua da bị tổn thương và niêm mạc với bệnh phẩm/virus dại tại phòng thí nghiệm.

7.3 Cơ chế gây bệnh ở người như thế nào?

  • Virus có trong nước bọt chó dại, 10 ngày trước khi phát bệnh.
  • Từ vết thương (do bị cắn, cào, liếm) virus theo đường dây thần kinh ngoại vi lên não gây tổn thương các tế bào thần kinh trung ương, đặc biệt là vùng sừng Amon, hành não.
  • Bệnh cảnh lâm sàng là do tình trạng não viêm.

7.4 Triệu chứng khi bị bệnh như thế nào?

Ở người, các triệu chứng đầu tiên của bệnh là không cụ thể và giống như nhiễm virus khác, chúng bao gồm:

  • Đau ở chỗ vết cắn
  • Ngứa hoặc tê bì chỗ vết cắn
  • Có thể sốt
  • Đau đầu
  • Kém ăn, buồn nôn và nôn
  • Đau cơ
  • Đau họng
  • Phiền muộn

Các triệu chứng thần kinh sẽ xuất hiện khi virus bắt đầu nhân lên trong tủy sống hay não. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Lo ngại, sợ hãi
  • Nhầm lẫn, lú lẫn
  • Tăng tiết nước bọt quá mức
  • Ảo giác
  • Tăng mức độ cao của sự phấn khích
  • Mất ngủ
  • Tê liệt chân thấp
  • Nuốt khó, đau họng và co thắt âm nói khó
  • Sợ nước, sợ gió
  • Bồn chồn hoặc trầm cảm
Mất ngủ
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh như mất ngủ

7.5 Chẩn đoán bệnh dại bằng cách nào?

Bệnh dại ở người chủ yếu dựa vào:

  • Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh.
  • Tiền sử phơi nhiễm với virus dại.

Chẩn đoán xác định bệnh dại bằng:

  • Phát hiện kháng nguyên (FAT)
  • Phân lập virus, kỹ thuật sinh học phân tử (RT - PCR)
  • Phát hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN)

Tuy nhiên, trên thực tế do tính nguy hiểm của bệnh dại, nên khi bị động vật nghi dại cắn, người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở động vật bằng xét nghiệm.

7.6 Có tiêm vắc-xin dự phòng trước được không?

Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.

Tiêm nhắc lại theo định kỳ: Áp dụng cho những người do công việc thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc với virus dại và chỉ tiêm nhắc lại 1 liều khi xét nghiệm chuẩn độ kháng thể dại ở mức dưới 0,5UI/ml.

7.7 Tiêm vắc-xin sau khi bị súc vật cắn không?

Điều trị dự phòng nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, bao gồm: rửa vết thương, tiêm vắc xin phòng dại và sử dụng huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định.

7.8 Xử lý vết thương khi bị súc vật cắn như thế nào?

Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 450-700 hoặc cồn iốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phong bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.

Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.

Điều trị dự phòng bệnh dại

  • Vết thương độ I

+ Tình trạng vết thương: Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành

  • Vết thương độ II

+ Tình trạng vết thương: Vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc

+ Tình trạng động vật (Kể cả động vật đã được tiêm phòng dại)

Tại thời điểm cắn người: Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được con vật

Trong vòng 10 ngày: Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng dại. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý khách hàng và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp khách hàng có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Nếu khách hàng là trẻ em thì bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

57.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan