Pha loãng vắc-xin như nào là đúng cách?

Một số loại vắc-xin trước khi tiêm cần được pha loãng đúng cách để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh và hạn chế các nguy cơ xảy ra tai biến sau quá trình tiêm chủng.

1. Nguyên tắc pha loãng vắc-xin

Khi sử dụng chất pha loãng vắc-xin, nhân viên y tế cần ghi nhớ các hướng dẫn quan trọng sau:

  • Không bao giờ được pha tiêm vắc-xin bằng chất pha loãng khác với quy định của nhà sản xuất
    • Không được phép thay thế dung môi pha tiêm vắc-xin bằng nước cất
    • Không được tiêm vắc-xin đường uống hoặc dùng chất pha loãng để pha chế lại vắc-xin đường uống
  • Không bao giờ được đông lạnh dung dịch pha tiêm vắc-xin có chứa hoạt chất
  • Không bao giờ được tiêm vắc-xin đã pha loãng khi quan sát thấy các hạt nhỏ kỳ lạ có trong vắc-xin
Vacxin Engerix B
Vắc-xin dạng đông khô cần được pha tiêm

2. Các loại dung môi pha tiêm vắc-xin và lưu ý khi sử dụng

  • Nước cất pha tiêm

Không nên sử dụng nước cất để thay thế chất pha loãng được chỉ định pha tiêm bởi nhà sản xuất. Nếu làm như vậy có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, giảm hiệu quả và độ an toàn của vắc-xin. Cần phải ngừng thói quen này trong thực hành tiêm vắc-xin.

  • Dung dịch pha vắc-xin uống

Mỗi lọ pha loãng vắc-xin uống thường có dung tích lớn. Chất pha tiêm có trong lọ có thể không chứa các thành phần để đảm bảo mũi tiêm vô trùng. Do đó, để tránh tai biến nghiêm trọng cho người nhận, không nên tiêm vắc-xin uống cũng như sử dụng chất pha vắc-xin uống để pha loãng vắc-xin đường tiêm.

  • Dung dịch pha tiêm có chứa hoạt chất

Khi pha loãng vắc-xin bằng dung dịch pha tiêm có chứa hoạt chất, cần hết sức cẩn trọng để đảm bảo dung dịch pha tiêm được sử dụng là chính xác. Một số chất pha loãng này nhạy cảm với nhiệt độ đông lạnh, do đó cần lưu trữ và vận chuyển trên dây chuyển bảo quản lạnh với mức độ quan tâm tương tự như đối với các loại vắc-xin được bảo quản lạnh. Ví dụ, chất pha loãng DTP-HepB lỏng (không đông lạnh) được sử dụng để pha loãng vắc-xin đông khô Hib. Để tránh làm mất hiệu lực của vắc-xin, KHÔNG BAO GIỜ được đông lạnh dung dịch pha tiêm có chứa hoạt chất.

Phản ứng khi tiêm viêm gan B
Dung dịch pha tiêm cần phù hợp với tiêu chuẩn

  • Dung dịch pha tiêm có thể tích lớn

Chất pha loãng được nhà sản xuất chuẩn bị riêng cho từng loại vắc-xin, thể tích chất pha loãng là phù hợp với thể tích cần thiết để đạt được nồng độ thích hợp của vắc-xin sau pha tiêm. Do đó, cần phải rút toàn bộ chất pha tiêm khỏi lọ và rút toàn bộ hỗn hợp trong lọ vắc-xin trước khi tiêm. Điều này có thể gây đầy bơm tiêm, cần 2 hoặc 3 phát tiêm mới tiêm hết vắc-xin, nhưng hoàn toàn được chấp nhận. Lượng dung dịch rút ra với mục đích đảm bảo đủ liều lượng vắc-xin có thể tiêm được. Lưu ý, sau khi rút ra khỏi ống tiêm, nếu quan sát thấy các hạt nhỏ trong dung dịch tiêm thì không được tiêm cho người nhận và viết báo cáo chính thức gửi người giám sát để điều tra theo dõi.

3. Pha loãng vắc-xin như nào là đúng cách?

  • Bảo quản chất pha loãng ở nhiệt độ từ + 2 ° C đến + 8 ° C, một ngày trước khi sử dụng.
  • Đọc nhãn trên chất pha loãng để chắc chắn rằng đó chính xác là loại chất pha loãng được nhà sản xuất chỉ định và kiểm tra hàm lượng có ghi ở ngoài lọ. Nếu hướng dẫn sử dụng được viết bằng một ngôn ngữ khác, hãy dịch ngôn ngữ chính xác để đọc được thông tin có ghi trên nhãn trước khi sử dụng.
  • Kiểm tra ngày hết hạn để đảm bảo chất pha loãng và lọ vắc-xin vẫn trong thời gian sử dụng.
  • Kiểm tra chỉ thị nhiệt lọ vắc-xin (VVM) để đảm bảo chắc chắn vắc-xin không nằm ngoài mức nhiệt cho phép sử dụng.
  • Khi mở lọ thủy tinh, hãy cẩn thận để đảm bảo rằng các mảnh kính không rơi vào lọ pha loãng vắc-xin.
mang thai có được tiêm vacxin cúm
Pha loãng cần đảm bảo giữ nguyên chất lượng của vắc-xin

  • Rút hết lượng chất pha loãng vào ống tiêm (chưa qua sử dụng) rồi cho vào lọ vắc-xin để pha loãng. Không nên cố điều chỉnh lượng chất pha loãng vì đây là lượng pha loãng đã được nhà sản xuất tính toán để sử dụng cho một liều lượng vắc-xin cụ thể.
  • Rút chất pha loãng từ từ và nhẹ nhàng vào và ra khỏi lọ nhiều lần hoặc nhẹ nhàng xoay lọ thuốc để hòa tan chất pha loãng với vắc-xin. Cẩn thận không chạm vào nút cao su hoặc mở lọ thuốc. Lưu ý, nên quan sát xem có bất kỳ hạt li ti nào có trong vắc-xin hay không. Nếu có cần hủy tiêm lọ vắc-xin đó.
  • Không nên để kim tiêm ở trong lọ vắc-xin khi hòa tan chất pha loãng với vắc-xin. Bỏ ống tiêm vắc-xin vào hộp an toàn sau khi sử dụng.
  • Sau khi pha chế, bọc lọ vắc-xin trong giấy bạc hoặc giấy màu tối hoặc bọc ngoài bằng một miếng xốp khi vận chuyển vắc-xin. Không bao giờ cho phép lọ thuốc bị ướt hoặc ngâm trong nước.
  • Không bao giờ pha sẵn vắc-xin với mục đích tiết kiệm thời gian. Đây không phải là một thực hành y tế đúng đắn. Vắc-xin nên được chuẩn bị riêng biệt cho từng người.

  • Bỏ các lọ vắc-xin đã pha chế vào cuối buổi tiêm, hoặc mỗi 6 giờ, tùy vào quy định của mỗi cơ sở y tế. Trừ khi lọ vắc-xin đã được pha chế đáp ứng các tiêu chí của WHO để sử dụng tối đa 28 ngày sau khi mở lọ, theo quy định trong chính sách sử dụng lọ thuốc đa liều (2014).
  • Sử dụng ống tiêm, kim tiêm vô trùng mới để rút từng lọ vắc-xin, và tương tự, sử dụng ống tiêm, kim tiêm vô trùng mới để tiêm vắc-xin. Sau khi tiêm, thả ống tiêm và kim tiêm đã qua sử dụng vào hộp quy định.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: apps.who.int

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan