Nhau thai có chức năng gì?

Hình ảnh của Nhau thai

Vị trí của Nhau thai

Nhau thai là gì?

Khi trứng được thụ tinh sẽ sinh ra các tế bào. Ở thời điểm này, một phần tế bào sẽ phát triển thành em bé. Phần tế bào còn lại sẽ phát triển thành nhau thai.

Nhau thai là gì? Nhau thai (gọi tắt là nhau) là cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung. Hiểu một cách đơn giản: nhau thai là một bộ phận của thai nhi, có hình tròn giống chiếc bánh, màu đỏ, bề mặt mịn, nối bào thai, cụ thể là dây rốn của bé với thành tử cung của mẹ. Chức năng chính của nhau thai là cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ đào thải chất thải và trao đổi không khí qua máu với cơ thể mẹ.

Nhau thai không có bất kỳ tế bào thần kinh nào, không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của não hay tủy sống. Nhau thai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ mang bầu vì nó giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong thời kỳ mang thai, mỗi phút có khoảng 550ml được bơm vào tử cung để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất trao đổi giữa thai nhi và người mẹ qua nhau thai. Tuy nhiên, ngay sau khi em bé ra đời, bộ phận này cũng sẽ đi ra khỏi cơ thể mẹ.

Vị trí nhau thai

Ở mỗi thai phụ, vị trí nằm của nhau thai sẽ khác nhau. Ở tuần thứ 11 – 12 của thai kỳ, các bác sĩ có thể thấy được hình ảnh bánh nhau thông qua siêu âm bằng đầu dò âm đạo. Thông thường, có 4 vị trí nhau thai bám vào và phát triển được coi là bình thường, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé là:

  • Nhau bám mặt trước (phía trước thành tử cung): chỉ có một rắc rối nhỏ là nhiều khả năng người mẹ phải chỉ định mổ đẻ.

  • Nhau bám mặt sau (phía sau thành tử cung).

  • Nhau bám ở phía trên thành tử cung.

  • Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.

Nếu trong tờ ghi kết quả siêu âm, thai phụ được bác sĩ xác định những vị trí nhau thai như trên thì có thể hoàn toàn yên tâm.