Thay khớp háng - giải pháp tối ưu cho bệnh nhân gãy cổ xương đùi

Gãy cổ xương đùi thường gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới. Là loại gãy nội khớp ở một xương lớn nhất cơ thể bệnh điều trị khó và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng tới khả năng đi lại của người bệnh.

1. Tổng quan về gãy cổ xương đùi

Là loại gãy xương ở vị trí giữa chỏm xương đùi và khối mấu chuyển rất thường gặp nhất là ở người già dù chỉ với chấn thương rất nhẹ, còn ở người trẻ phải là các chấn thương mạnh và thường có kèm theo các chấn thương khác.

Tiên lượng về mặt cơ năng thường nặng nề vì hay gặp các biến chứng khớp giả, hoại tử tiêu chỏm, thoái hóa khớp nhất là ở các bệnh nhân cao tuổi.

1.1. Nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi

  • Thường do chấn thương có thể là chấn thương trực tiếp đập vùng mấu chuyển lớn xuống đất hay chấn thương gián tiếp lực tác động vào gối hoặc bàn chân trong tư thế đùi khép tạo một lực dồn bẻ làm gãy cổ xương đùi.
  • Do bệnh lý: Có thể gặp gãy cổ xương đùi trong các trường hợp nang xương, viêm xương, u xương, di căn ung thư.

1.2. Triệu chứng

  • Bệnh nhân có thể mất vận động hay mất một phần vận động khớp
  • Đau khi ấn vào nếp gấp bẹn, hay có lực dồn ép từ gót hoặc ấn vào mấu chuyển lớn
  • Biến dạng khớp: Có thể có biến dạng khớp chi ngắn, đùi khép, bàn chân đổ ngoài.

1.3. Tiến triển và biến chứng

Điều trị đúng phương pháp và hợp lý có thể liền xương sau 3-4 tháng.

Là bệnh điều trị phức tạp gặp nhiều khó khăn có thể để lại một số biến chứng như:

  • Tại chỗ: Tiêu cổ xương, tiêu chỏm xương đùi, khớp giả, liền lệch....
  • Toàn thân: Viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét các điểm tỳ đè do nằm lâu..
gãy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi có thể gây nhiều biến chứng tại chỗ

2. Các phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi

2.1. Sơ cứu

  • Cố định ổ gãy: Dùng 3 nẹp 1 nẹp từ nếp bẹn đến cổ chân, 1 nẹp từ hõm nách tới cổ chân và 1 nẹp đặt phía sau từ xương bả vai tới gót chân sau.
  • Dùng thuốc giảm đau: Dùng thuốc giảm đau toàn thân và giảm đau tại chỗ

2.2. Điều trị

  • Điều trị bảo tồn
  • Bó bột: Áp dụng cho trường hợp gãy xương ở trẻ em. Hiện nay ít được áp dụng do bó bột lâu ngày dễ gây nhiều biến chứng nhất là những bệnh nhân già.
  • Phương pháp kéo liên tục: Chỉ định những trường hợp không thể mổ kết hợp xương, thay khớp hay khi bệnh nhân gãy không di lệch
  • Kết hợp xương: Là phương pháp mổ mở sử dụng vít hay nẹp để kết hợp xương lại. Tuy nhiên là vẫn có thể để lại biến chứng tiêu cổ và tiêu chỏm xương đùi...
  • Thay khớp: Chủ yếu người gãy chỏm là đối tượng người cao tuổi nên thay khớp háng bán phần hay toàn phần là phương pháp tối ưu, tránh để lại biến chứng nặng và thời gian phục hồi bệnh nhanh.

3. Điều trị thay khớp háng tại Vinmec

Nhằm nâng cao chất lượng điều trị, Vinmec áp dụng điều trị thay khớp háng bán phần và thay khớp háng toàn phần cho những bệnh nhân gãy cổ xương đùi. Là kỹ thuật mới được áp dụng trong một vài năm trở lại đây tại Việt Nam, đã được thực hiện thường quy tại Vinmec Hải Phòng.

Thay khớp háng - giải pháp tối ưu cho người bị tiêu chỏm xương đùi nặng
Thay khớp háng là giải pháp mới giúp cải thiện khả năng vận động cho người bệnh

3.1. Phẫu thuật thay khớp háng bán phần đường mổ nhỏ ít xâm lấn

Là một kỹ thuật mới được áp dụng những năm gần đây tại Việt Nam.

  • Chỉ định: Áp dụng cho những khách hàng bị gãy cổ xương đùi, vỡ chỏm xương đùi do chấn thương...
  • Ưu điểm của phương pháp: Ít tổn hại phần mềm xung quanh khớp, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác khớp cần thay thế, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, khớp sau thay vững, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

3.2. Phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng đường mổ nhỏ ít xâm lấn

  • Chỉ định: Khách hàng bị thoái hóa khớp háng nặng cử động khớp háng khó khăn, khách hàng bị bệnh lý tiêu chỏm xương đùi nặng cử động khớp háng khó khăn, khách hàng bị gãy cổ xương đùi hay vỡ chỏm xương đùi do chấn thương.
  • Ưu điểm: Ít tổn hại phần mềm xung quanh khớp, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác khớp cần thay thế, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, khớp sau thay vững, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

3.3. Khi nào cần tái khám?

Sau phẫu thuật có những biểu hiện bất thường như:

  • Vết mổ sưng nóng đỏ đau
  • Sốt
  • Tập vận động khớp rất đau

Cần tái khám để được tư vấn và khắc phục tình trạng kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan