Công dụng thuốc Anolor 300

Thuốc Anolor 300 được chỉ định sử dụng nhằm điều trị chứng đau đầu do co cơ hoặc căng thẳng. Thuốc bao gồm các thành phần như acetaminophen, butalbital và caffeine, giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, Anolor có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ, do đó người bệnh cần thận trọng trong quá trình điều trị.

1. Anolor 300 là thuốc gì?

Thuốc Anolor 300 là sự kết hợp của acetaminophen, butalbital và caffeine, được sử dụng chủ yếu để điều trị cho chứng đau đầu do căng thẳng hoặc co cơ. Acetaminophen là một loại thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt hiệu quả. Trong khi đó, butalbital thuộc nhóm thuốc an thần (barbiturat), giúp giảm triệu chứng đau đầu nhờ cơ chế tác động lên hệ thống thần kinh trung ương (CNS).

Mặc dù, acetaminophen không gây lệ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài, tuy nhiên nó có thể mang lại một số tác dụng phụ đáng chú ý khi được dùng với liều lượng lớn, nghiêm trọng hơn cả là tổn thương gan. Mặt khác, khi sử dụng butalbital trong thời gian dài, cơ thể người bệnh có thể thích nghi nhanh chóng với thuốc và cần đến một liều lượng lớn hơn để đạt được mục đích điều trị đau đầu. Ngoài ra, butalbital cũng có thể hình thành nên thói quen lệ thuộc thuốc cả về tinh thần lẫn thể chất nếu được dùng kéo dài với liều lượng lớn. Sự lệ thuộc về thể chất có thể khiến bệnh nhân dễ gặp phải tác dụng phụ khi ngưng dùng thuốc. Đối với bệnh nhân bị đau đầu, triệu chứng đầu tiên của lệ thuộc butalbital là bùng phát trở lại cơn đau đầu.

Thuốc Anolor 300 cũng bao gồm cả caffeine – một chất được nghiên cứu chứng minh có tác dụng giảm đau đầu. Mặc dù vậy, caffeine cũng có khả năng dẫn đến hiện tượng phụ thuộc về thể chất khi sử dụng trong thời gian dài, từ đó dẫn đến cơn đau đầu tái phát khi ngừng thuốc.

Sự kết hợp của butalbital và acetaminophen trong thuốc Anolor cũng có thể được sử dụng để điều trị cho một số loại đau đầu hoặc chứng đau khác dựa trên chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện nay, thuốc Anolor 300 được bào chế dưới 2 dạng chính, bao gồm:

  • Anolor dạng viên nang: Acetaminophen (300mg), butalbital (50mg) và caffeine (40mg).
  • Anolor dạng viên nén: Acetaminophen (325mg), butalbital (50mg), caffeine (40mg).

2. Chỉ định và công dụng của thuốc Anolor 300

Thuốc Anolor thường được chỉ định sử dụng cho các trường hợp dưới đây:

  • Điều trị cho chứng đau đầu căng cơ hoặc đau đầu do căng thẳng.
  • Điều trị một số chứng đau đầu khác theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giúp giảm cơn đau cho một số chứng đau khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Anolor 300

3.1. Liều lượng sử dụng thuốc Anolor 300

Liều dùng thuốc Anolor sẽ được xác định cụ thể dựa trên từng đối tượng bệnh nhân khác nhau và được thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như những hướng dẫn trên nhãn thuốc. Ngoài ra, liều lượng sử dụng thuốc Anolor cũng có thể điều chỉnh tuỳ thuộc vào độ mạnh của thuốc. Số liều, thời gian giữa các liều và thời gian dùng thuốc cũng sẽ phụ thuộc vào vấn đề sức khoẻ mà bạn đang mắc phải.

Dưới đây là liều điều trị đau đầu bằng thuốc Anolor 300 đường uống (viên nén / viên nang) dành cho từng đối tượng bệnh nhân cụ thể, bao gồm:

  • Liều dùng dành cho người lớn: Uống 1 – 2 viên nang / viên nén mỗi 4 giờ (nếu cần thiết). Trong trường hợp thuốc có chứa 325 hoặc 500mg acetaminophen, người bệnh cần tránh dùng vượt quá 6 viên / ngày. Nếu thuốc chứa 650mg acetaminophen thì không nên dùng quá 4 viên / ngày.
  • Liều dùng dành cho trẻ em: Liều lượng điều trị đau đầu cho trẻ em bằng thuốc Anolor cần được xác định cụ thể bởi bác sĩ nhi khoa.

3.2. Cách sử dụng thuốc Anolor 300

Thuốc Anolor được bào chế dưới dạng viên nang hoặc viên nén, do đó bệnh nhân nên dùng thuốc bằng đường uống. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tránh dùng nhiều hơn, thường xuyên hoặc kéo dài thuốc so với chỉ định của bác sĩ. Bởi thuốc có chứa acetaminophen, caffeine và butalbital, khi dùng thường xuyên mỗi ngày có thể gây lệ thuộc. Thậm chí, dùng quá nhiều thuốc Anolor có thể gây tổn thương gan hoặc một số vấn đề sức khoẻ khác.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, thuốc Anolor 300 phát huy tác dụng giảm đau tốt nhất khi được uống ngay lúc cơn đau đầu xuất hiện. Do đó, nếu người bệnh nhận thấy có các dấu hiệu cảnh báo chứng đau đầu / đau nửa đầu, hãy dùng thuốc Anolor ngay để ngăn chặn cơn đau diễn tiến trầm trọng. Sau khi uống thuốc, bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi trong phòng tối yên tĩnh một lát để tăng hiệu quả giảm đau.

Ngoài Anolor 300, những bệnh nhân bị đau đầu nhiều cũng có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng một loại thuốc ngăn ngừa khác. Đa phần các loại thuốc phòng ngừa đau đầu cần đến vài tuần để bắt đầu phát huy công dụng, ngay cả khi thuốc hoạt động thì cơn đau đầu vẫn có nguy cơ không biến mất hoàn toàn.

4. Cách xử lý quá liều hoặc quên liều thuốc Anolor 300

4.1. Cần làm gì khi uống quá liều thuốc Anolor 300?

Sau khi uống quá liều thuốc anlolor 300 có thể dẫn đến hiện tượng ngộ độc cấp tính do cơ thể hấp thu lượng lớn acetaminophen hoặc barbiturat. Tuỳ thuộc vào tình trạng quá liều với thành phần riêng biệt trong thuốc Anolor mà bệnh nhân sẽ có triệu chứng khác nhau, cụ thể:

  • Độc tính khi uống quá liều barbiturat: Lú lẫn, buồn ngủ, suy hô hấp, hạ huyết áp, hôn mê hoặc sốc giảm thể tích.
  • Độc tính khi uống quá liều acetaminophen: Tử vong do hoại tử gan (phản ứng nghiêm trọng nhất), hôn mê hạ đường huyết, hoại tử ống thận, giảm tiểu cầu. Khi dùng quá liều acetaminophen, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng lâm sàng ban đầu gây độc gan, chẳng hạn như khó chịu, buồn nôn, nôn ói hoặc co giật. Những triệu chứng này thường biểu hiện mờ nhạt cho đến 48 – 72 giờ sau khi uống Anolor.
  • Độc tính khi uống quá liều caffeine: Gây bồn chồn, mất ngủ, mê sảng, run, ngoại tâm thu hoặc nhịp tim nhanh.

Khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc do quá liều thuốc Anolor 300, bệnh nhân cần được theo dõi sức khoẻ chặt chẽ và đưa tới bệnh viện gần nhất để chữa trị:

  • Điều trị ngay lập tức cho bệnh nhân quá liều Anolor bằng các biện pháp hỗ trợ chức năng tim mạch và làm giảm tốc độ hấp thu thuốc.
  • Bác sĩ có thể cho bệnh nhân uống thuốc vận mạch, dịch truyền tĩnh mạch, sử dụng oxy hoặc các biện pháp hỗ trợ khác như thông khí.
  • Nếu bệnh nhân bị quá liều acetaminophen, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng than hoạt tính trước khi cho uống thuốc N-acetylcysteine ​​(NAC) nhằm làm giảm sự hấp thu thuốc toàn thân. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành đo nồng độ acetaminophen trong huyết thanh nhằm đánh giá nguy cơ nhiễm độc gan nếu bệnh nhân có các triệu chứng ngộ độc trên 4 giờ.
  • Nếu người bệnh bị nhiễm độc nặng sau khi uống quá liều Anolor, bác sĩ có thể đề nghị điều trị can thiệp bằng các liệu pháp hỗ trợ tích cực. Nếu xảy ra tổn thương gan, các biện pháp hạn chế quá trình hấp thu thuốc cần được áp dụng kịp thời.

4.2. Cần làm gì khi trót bỏ lỡ liều thuốc Anolor 300?

Khi lỡ bỏ quên một liều thuốc Anolor 300, bệnh nhân cần uống liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu đến sát thời điểm dùng liều Anolor tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã lỡ, tránh uống gấp đôi liều cùng lúc.

5. Một số tác dụng phụ của thuốc Anolor 300

Song hành với công dụng, thuốc Anolor 300 có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh trong quá trình sử dụng, cụ thể:

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Cảm giác đầy hơi.
  • Buồn ngủ nhẹ.
  • Buồn nôn, nôn hoặc có triệu chứng đau dạ dày.
  • Choáng váng nhẹ hoặc hơi chóng mặt.
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn khó ngủ hoặc mất ngủ.
  • Có cảm giác bồn chồn, lo lắng.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Sốt kèm / không kèm theo ớn lạnh.
  • Chảy máu hoặc có vết loét đóng vảy trên môi.
  • Đau tức ngực, đau cơ hoặc chuột rút.
  • Sưng phù mí mắt / môi / lưỡi.
  • Ngứa, nổi ban trên da.
  • Vết loét hoặc đốm trắng trong miệng gây đau đớn.
  • Khó thở, lú lẫn hoặc co giật.
  • Đau tức thượng vị, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt.
  • Ù tai, nói lắp, nhịp tim không đều.
  • Ảo giác, tăng nhạy cảm khi chạm.
  • Tăng tần suất tiểu tiện, suy nhược nghiêm trọng.
  • Phấn khích bất thường.

Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi uống Anolor 300, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chủ động đi khám để được chẩn đoán cụ thể. Một số phản ứng phụ có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu được phát hiện và điều trị chậm chễ, chẳng hạn như khó thở, co giật, nhịp tim không đều,...

6. Một số điều cần thận trọng khi sử dụng thuốc Anolor 300

6.1. Lưu ý chung trước khi dùng thuốc Anolor

Trước khi điều trị bằng thuốc Anolor 300, người bệnh cần báo cho bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với butalbital hoặc acetaminophen. Để đảm bảo an toàn khi điều trị đau đầu bằng Anolor, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ nếu:

  • Có bệnh lý về thận, gan, xơ gan.
  • Có tiền sử nghiện ma tuý, rượu hoặc đang sử dụng hơn 3 loại thức uống chứa cồn mỗi ngày.
  • Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, hen suyễn hoặc các tình trạng rối loạn hô hấp khác.
  • Chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
  • Có tiền sử mắc bệnh tâm thần.
  • Đang sử dụng các loại thuốc ngăn ngừa cục máu đông.

6.2. Cần thận trọng gì khi điều trị đau đầu bằng Anolor?

Trong quá trình điều trị chứng đau đầu bằng thuốc Anolor 300, người bệnh cần thận trọng một số điều sau đây:

  • Thuốc Anolor có thể mang lại một số tác dụng phụ ngoại ý, gây giảm tập trung, khả năng phản xạ hoặc suy nghĩ, do đó bệnh nhân có công việc lái xe hoặc điều khiển máy móc cần thận trọng khi sử dụng.
  • Tránh uống rượu khi điều trị bằng Anolor 300 do thuốc có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan.
  • Acetaminophen có mặt trong nhiều loại thuốc, do đó bệnh nhân cần kiểm tra kỹ thành phần của các loại thuốc kết hợp nhằm tránh nguy cơ quá liều dẫn đến tử vong.
  • Tránh sử dụng thuốc chứa caffeine, thuốc giảm cân hoặc các chất kích thích khác khi đang điều trị bằng Anolor.
  • Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ do thành phần butalbital trong thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và hình thành khối u não ở trẻ.
  • Butalbital có thể đi vào đường sữa mẹ, gây khó thở, nhịp tim chậm bất thường hoặc buồn ngủ cho trẻ bú mẹ.
  • Ngừng dùng thuốc Anolor nếu có dấu hiệu sốc phản vệ.
  • Người cao tuổi, suy nhược hoặc suy giảm nghiêm trọng chức năng gan nên thận trọng khi điều trị đau đầu bằng Anolor.

7. Thuốc Anolor 300 tương tác với thuốc nào?

Theo nghiên cứu, tương tác giữa thuốc Anolor với một số loại thuốc khác có thể gây thở chậm và buồn ngủ, thậm chí dẫn đến các phản ứng nguy hiểm cho tính mạng. Trước khi sử dụng thuốc Anolor 300, người bệnh cần hỏi bác sĩ nếu đang dùng thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc ngủ, thuốc điều trị lo âu, thuốc giãn cơ, thuốc trầm cảm hoặc thuốc chống co giật.

Một số loại thuốc khác cũng có thể xảy ra tương tác với Anolor, bao gồm Riociguat, Viloxazine, Estazolam, Amobarbital, Capmatinib, Chlordiazepoxide,... Ngoài ra, một số vitamin, thảo dược, thuốc không kê toa / kê toa khác cũng có thể tương tác với Anolor.

Thuốc Anolor 300 được chỉ định sử dụng nhằm điều trị chứng đau đầu do co cơ hoặc căng thẳng. Thuốc bao gồm các thành phần như acetaminophen, butalbital và caffeine, giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, Anolor có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ, do đó người bệnh cần thận trọng trong quá trình điều trị. Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: drugs.com, holevn.org

121 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Philduocet
    Công dụng thuốc Philduocet

    Thuốc Philduocet là thuốc là thuốc thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không Steroid (NSAID). Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau Vậy thuốc Philduocet là thuốc gì? Thuốc Philduocet có tác dụng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Acepron 500 mg
    Công dụng thuốc Acepron 500 mg

    Acepron 500 mg là thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, được dùng để điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp. Việc sử dụng thuốc cần đúng liều lượng, tránh dùng quá liều hoặc quên ...

    Đọc thêm
  • Padolgine
    Công dụng thuốc Padolgine

    Thuốc Padolgine được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV, thuộc nhóm thuốc có tác dụng trên đường hô hấp. Vậy thuốc Padolgine công dụng gì và được sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm
  • Rhutazil
    Công dụng thuốc Rhutazil

    Rhutazil có chứa các thành phần là Acetaminophen 500mg, Loratadin 5mg, Dextromethorphan HBr 7.5 mg dưới dạng viên nén, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nghẹt ...

    Đọc thêm
  • Acetaminophen hay còn gọi là paracetamol
    Giảm sốt ở trẻ em: Sử dụng Acetaminophen an toàn

    Acetaminophen hay còn được gọi là paracetamol có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà thuốc trên toàn quốc mà không cần có đơn kê của bác sĩ. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn cần thận trọng để hạn ...

    Đọc thêm