Công dụng thuốc Salbutral

Salbutral thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, bào chế dưới dạng hỗn dịch khí dung chia liều, quy cách đóng gói hộp 1 ống khí dung 250 liều. Để dùng thuốc Salbutral an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

1. Thành phần Salbutral thuốc

Thành phần thuốc Salbutral:

  • Salbutamol dưới dạng Salbutamol sulphat hàm lượng 100mcg/ liều
  • Các tá dược vừa đủ.

Salbutamol là chất chủ vận thụ thể adrenergic beta2 (beta2-adrenoceptor agonist). Hoạt chất Salbutamol có tác dụng trên cơ trơn và cơ xương như: giãn phế quản, giãn cơ tử cung và run.

Tác dụng giãn cơ trơn của Salbutamol tùy thuộc vào liều dùng và được cho rằng xảy ra thông qua hệ thống adenyl cyclase-AMP vòng, với việc thuốc gắn vào thụ thể beta-adrenergic tại màng tế bào gây ra sự biến đổi ATP thành AMP vòng làm hoạt hóa protein kinase. Ðiều này dẫn đến sự phosphoryl hóa các protein và cuối cùng là gia tăng calci nội bào loại liên kết; calci nội bào ion hóa bị giảm gây ức chế liên kết actin-myosin, từ đó làm giãn cơ trơn.

Nhìn chung Salbutamol là chất có hiệu lực và an toàn nhất trong số các thuốc giãn phế quản loại giống giao cảm.

2. Công dụng của thuốc Salbutral

Salbutral là thuốc kê đơn (ETC) được chỉ định điều trị các trường hợp tắc nghẽn đường hô hấp có hồi phục, bao gồm:

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Salbutral

Cách sử dụng:

  • Thuốc Salbutral được chỉ định sử dụng theo đường hít.

Liều dùng Salbutral thuốc:

  • Liều Salbutral thông thường cho người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên là 2 lần hít liên tiếp sau mỗi 4 đến 6 giờ. Ở một số bệnh nhân, lần hít sau mỗi 4 giờ là đủ cho nhu cầu. Không khuyến cáo dùng thuốc Salbutral nhiều lần hơn hoặc tăng số lần hít. Việc không thu được đáp ứng mong muốn khi dùng liều thông thường có thể chuyển hen phế quản sang thể không ổn định.
  • Dự phòng co thắt phế quản do gắng sức: Liều Salbutral đề nghị cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 2 lần hít, 15 phút trước khi vận động gắng sức.

Lưu ý: Liều thuốc Salbutral trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều thuốc Salbutral cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Salbutral phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Salbutral

  • Chống chỉ định dùng Salbutral trong các trường hợp quá mẫn với hoạt chất Salbutamol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Chống chỉ định dùng Salbutral cho trẻ em dưới 4 tuổi.

Chống chỉ định là tuyệt đối. Điều này có nghĩa là không vì bất cứ lý do gì mà có thể dùng thuốc Salbutral trong trường hợp bị chống chỉ định. Mọi quyết định về liều lượng và cách dùng thuốc Salbutral cần phải tuân theo chỉ định từ bác sĩ.

5. Tác dụng phụ thuốc Salbutral

Tác dụng không mong muốn của thuốc Salbutral tương tự như các thuốc kích thích giao cảm khác, tuy nhiên, tỷ lệ tác dụng phụ trên tim mạch sẽ thấp hơn.

Một số phản ứng phụ của thuốc Salbutral như sau:

  • Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh;
  • Tăng huyết áp, hạ kali máu, run, co thắt phế quản;
  • Tăng động (chủ yếu ở trẻ em), bồn chồn, kích thích hệ thần kinh trung ương;
  • Mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt;
  • Đau đầu;
  • Tăng cảm giác thèm ăn;
  • Giãn mạch ngoại vi;
  • Khô hoặc kích ứng miệng họng;
  • Rối loạn tiêu hóa và khó tiêu.
  • Nổi mày đay, phù mạch, phát ban, co thắt phế quản, phù miệng họng.

Trong quá trình điều trị với thuốc Salbutral, nếu nhận thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Salbutral thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.

6. Xử lý khi quá liều Salbutral

Các triệu chứng quá liều Salbutral:

  • Giãn mạch, đỏ bừng mặt;
  • Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp, tức ngực.
  • Bệnh nhân bị giảm nồng độ kali có nguy cơ bị loạn nhịp.
  • Các triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương như đau đầu, run, kích động, bồn chồn, ảo giác, tăng đổ mồ hôi, lo lắng, mất ngủ, buồn nôn và nôn.

Xử trí quá liều Salbutral:

  • Trong trường hợp quá liều, cần tiến hành gây nôn và rửa dạ dày sau khi dùng than hoạt tính và thuốc nhuận tràng sulphat.
  • Tình trạng loạn nhịp tim có thể điều trị bằng thuốc chẹn beta chọn lọc nhưng phải thật thận trọng.
  • Phải giám sát nồng độ kali trong huyết tương của người bệnh.
  • Cần lưu ý bệnh nhân trong trường hợp gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng do quá liều Salbutral, phải tham vấn bác sĩ ngay lập tức.

7. Lưu ý khi dùng thuốc Salbutral

Sử dụng thuốc Salbutral ở phụ nữ có thai và cho con bú:

  • Phụ nữ có thai: Cần giới hạn việc sử dụng Salbutral trong thai kỳ, chỉ dùng Salbutral cho những bệnh nhân mà lợi ích của thuốc đối với người mẹ vượt trội so với những rủi ro mang lại cho thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú: Chưa rõ Salbutral có được tiết vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, do Salbutral đã được chứng minh là có tác dụng sinh khối u trong một số nghiên cứu trên động vật, cần quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng điều trị bằng Salbutral tùy theo vai trò của thuốc đối với người mẹ.

Tác động của thuốc Salbutral đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:

  • Ảnh hưởng của việc sử dụng Salbutral đến khả năng lái xe và vận hành máy móc chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên, các trường hợp ngẫu nhiên gặp phải run và co thắt cơ đã được ghi nhận khi dùng Salbutral. Cần lưu ý đến điều này trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Tương tác thuốc:

  • Để tránh tình trạng tương tác thuốc, trước khi được kê đơn Salbutral thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Salbutral phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Salbutral, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Salbutral là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

104 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan