Leucovorin là thuốc gì?

Leucovorin (Axit folinic) được dùng là thuốc giải độc với các chất đối kháng axit folic, phối hợp với thuốc khác để điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn, dự phòng và điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ...

1. Thuốc Leucovorin có tác dụng gì?

Thuốc Leucovorin (Axit folinic) là một dạng của axit folic được dùng để ngăn ngừa và điều trị ngộ độc do các chất đối kháng axit folic (ví dụ như dùng Methotrexate liều cao).

Đồng thời Leucovorin cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Phối hợp với thuốc Fluorouracil để điều trị ung thư đại - trực tràng;
  • Điều trị và dự phòng thiếu máu đại hồng cầu do thiếu folate trong quá trình điều trị bằng các thuốc như Trimethoprim, Pyrimethamine, Sulfasalazin...

Hiện nay, thuốc Leucovorin được bào chế dưới các dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nén 15mg;
  • Viên nang 5mg; 25mg;
  • Dung dịch tiêm: 3mg/ml, 7,5mg/ml, 10mg/ml;
  • Bột Canxi Folinate để pha dung dịch tiêm: lọ 15mg, 30mg.
Leucovorin
Leucovorin là thuốc giải độc với các chất đối kháng axit folic

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Leucovorin

Axit folinic thường được dùng dưới dạng canxi (hoặc natri) folinate mặc dù các liều được biểu thị dưới dạng axit folinic.

Thuốc Leucovorin được dùng dưới dạng uống, tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Các lưu ý về cách dùng và liều dùng như sau:

  • Dự phòng và điều trị độc tính liên quan đến các chất kháng axit folic: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc Leucovorin với liều tương đương với lượng chất đối kháng đã dùng, càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện vô ý quá liều (nên trong vòng giờ đầu tiên). Tiêm bắp mỗi lần 6-12mg, 6 giờ/lần, tiêm 4 lần để xử lý tác dụng phụ xảy ra khi quá liều Methotrexate;
  • Điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ: tiêm bắp axit folinic 1mg/ngày;
  • Phối hợp với Fluorouracil để điều trị ung thư kết trực tràng muộn: dùng 1 trong 2 phác đồ như sau:
    • Tiêm tĩnh mạch chậm axit folinic 200mg/m2 trong thời gian trên 3 phút, sau đó tiêm tĩnh mạch Fluorouracil 370mg/m2;
    • Tiêm tĩnh mạch chậm axit folinic 20mg/m2 sau đó tiêm tĩnh mạch Fluorouracil 425mg/m2;

Lưu ý:

  • Cần tiêm riêng rẽ axit folinic và fluorouracil để tránh xảy ra kết tủa;
  • Với cả 2 phác đồ trên điều trị trong 5 ngày, điều trị nhắc lại sau 4 tuần.

3. Tác dụng phụ của thuốc Leucovorin

Thuốc Leucovorin có độc tính thấp trên người, kể cả khi dùng trong thời gian dài. Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Dị ứng (phản vệ, nổi mề đay);
  • Buồn nôn và nôn;
  • Tiêu chảy nặng (nhất là khi phối hợp với Fluorouracil);
  • Sốt sau tiêm;
  • Mất ngủ (hiếm gặp);
  • Kích động, tăng tần suất động kinh (hiếm gặp);
  • Rối loạn tiêu hóa (hiếm gặp);

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Leucovorin

Không nên dùng thuốc Leucovorin trong các trường hợp sau:

Các lưu ý khi dùng thuốc:

  • Chỉ nên dùng thuốc Leucovorin bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Tránh dùng đường tiêm trong da có thể gây tử vong;
  • Chỉ nên dùng Leucovorin với Methotrexate hoặc Fluorouracil dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.
leucovorin
Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc Leucovorin

5. Tương tác thuốc Leucovorin

Phản ứng tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc Leucovorin hoặc gia tăng mức ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Một số lưu ý về tương tác thuốc bao gồm:

  • Dùng đồng thời Leucovorin với thuốc đối kháng Axit folic (như Pyrimethamin, Cotrimoxazol) có thể làm giảm hiệu quả hoặc vô hiệu hóa tác dụng của thuốc kháng axit folic;
  • Dùng lượng lớn Axit folic phối hợp với các thuốc chống động kinh (như Phenobarbital, Phenytoin, Primidon) có thể làm mất tác dụng chống co giật (đặc biệt ở bệnh nhi);
  • Dùng đồng thời Leucovorin với thuốc Fluorouracil có thể làm tăng độc tính cũng như tác dụng chống ung thư của Fluorouracil, nhất là trên đường tiêu hóa. Khi dùng phối hợp, liều lượng Fluorouracil phải giảm nhiều hơn so với khi đơn trị bằng Fluorouracil;
  • Thuốc Leucovorin là một thuốc đối kháng với Methotrexate, do vậy không dùng thuốc này đồng thời với Methotrexate, trừ trường hợp cần làm mất tác dụng của Methotrexate.

Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản về thuốc Leucovorin. Để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc cũng như phòng tránh những tác dụng phụ, tương tác không mong muốn, người dùng nên dùng thuốc Leucovorin theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan