Biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân tiểu đường có thể mắc phải. Biến chứng này có thể xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 hoặc 10 năm sau khi mắc phải bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị đúng hướng và kịp thời thì có thể dẫn tới suy thận tiểu đường, xơ hóa thận, đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào.

1. Bệnh tiểu đường có những biến chứng gì?

Người bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh tiểu đường có những biến chứng gì, biến chứng xảy ra khi nào?...

Về điều này, các bác sĩ cho rằng, việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau (tim, thận, mắt, thần kinh...).

Các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:

1.1 Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường

Cũng giống như suy thận tiểu đường, biến chứng tim mạch là một trong những biến chứng hàng đầu ở bệnh nhân đái tháo đường. Sở dĩ dẫn tới biến chứng tim mạch là do người bệnh bị tăng lượng đường huyết trong thời gian dài, gây ra các bệnh lý động mạch vành, dễ dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, glucose máu cao, huyết áp cao, cholesterol cao và các yếu tố nguy cơ khác cũng làm tăng biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

Suy thận tiểu đường
Biến chứng tim mạch là một trong những biến chứng hàng đầu ở bệnh nhân đái tháo đường

1.2 Biến chứng suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng suy thận tiểu đường sẽ gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động không đúng chức năng, hoạt động kém hoặc suy thận.

1.3 Bệnh thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường

Khi mắc phải bệnh tiểu đường type 2, người bệnh có thể bị tổn thương thần kinh khắp cơ thể bởi ảnh hưởng của huyết áp cao và glucose máu. Biến chứng tiểu đường này thường kèm theo các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và một số chức năng khác trong cơ thể.

1.4 Biến chứng bệnh võng mạc mắt ở bệnh nhân tiểu đường

Theo khảo sát thì hầu hết bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp phải biến chứng một số loại bệnh về mắt, có thể là giảm thị lực hoặc mù lòa, nguyên nhân chính là do mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng. Tuy nhiên, biến chứng này có thể kiểm soát được qua việc kiểm tra mắt định kỳ.

2. Tại sao đái tháo đường dẫn tới suy thận?

Tại sao đái tháo đường dẫn tới suy thận?” là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Thận đái tháo đường hay còn được gọi là hội chứng Kimmelstiel Wilson là tình trạng chức năng thận bị suy giảm đáng kể mà nguyên nhân xuất phát do đái tháo đường.

Cơ chế bệnh sinh của biến chứng suy thận tiểu đường này khá phức tạp, bình thường, máu sẽ chảy vào thận thông qua các động mạch thận với vô vàn các mạch máu li ti và tập trung tại các búi nhỏ gọi là cầu thận. Tuy nhiên, ở người bệnh đái tháo đường, khi lượng đường huyết tăng cao kéo dài sẽ sinh ra nhiều chất oxy hóa làm tổn thương các mao mạch ở cầu thận. Đồng thời, lượng đường trong máu cao quá mức, vượt ngưỡng đường của thận khiến cho cơ quan này phải hoạt động quá mức, sau một thời gian dài sẽ làm cho các lỗ trọc to hơn, khiến cho protein bị lọt ra ngoài, gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Tình trạng này do không được điều trị kịp thời nên khiến cho thận dần bị xơ hóa và mất hoàn toàn các chức năng, người bệnh lúc này buộc phải sử dụng phương pháp chạy thận hoặc ghép thận để điều trị, kéo dài sự sống.

3. Dấu hiệu nhận biết biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng suy thận tiểu đường giai đoạn đầu thường rất mờ nhạt, một số trường hợp người bệnh sẽ thấy huyết áp tăng, cơ thể mệt mỏi hoặc sưng nhẹ bàn chân. Phần lớn, người bệnh chỉ phát hiện sau khi xét nghiệm nước tiểu tìm vi đạm niệu (microalbumin) hoặc siêu âm bụng thấy thận to. Khi biến chứng nặng, có thể gây ra các biểu hiện như:

  • Nước tiểu sủi bọt
  • Huyết áp tăng cao
Suy thận tiểu đường
Khi biến chứng nặng huyết áp có thể tăng cao

  • Tiểu nhiều lần trong đêm
  • Ngứa ngáy, da xanh xao, người mệt mỏi
  • Phù bàn chân, cẳng chân
  • Phù mặt.
  • Thường xuyên bị tụt đường huyết, buồn nôn, chán ăn.

Việc phát hiện sớm biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn những vấn đề nặng nề mà nó gây ra cho sức khỏe người bệnh.

Từ tháng 11/2018, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã áp dụng kỹ thuật xét nghiệm mới L-FABP cho phép chẩn đoán sớm các mức độ tổn thương ở thận và xác định rối loạn vi tuần hoàn cấp ở ống thận. Đây là một dấu ấn sinh học mới phản ánh tình trạng nghiêm trọng của ống lượn trước khi có các dấu hiệu trên mô từ đó, bác sĩ có thể kịp thời điều trị. Với kỹ thuật này, người bệnh chỉ cần lấy nước tiểu xét nghiệm bất cứ thời gian nào trong ngày và sẽ cho kết quả chính xác sau 30 phút. Tính đến thời điểm hiện tại, Vinmec tự hào là địa chỉ đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật xét nghiệm này theo công nghệ Nhật Bản trên máy xét nghiệm AU680 tự động hiện đại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

19.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tập thể dục chữa bệnh tiểu đường
    Tập thể dục chữa bệnh tiểu đường loại 2 như thế nào?

    Tập thể dục chữa bệnh tiểu đường là phương pháp hỗ trợ điều trị được rất nhiều các chuyên gia sức khỏe khuyến khích bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Cùng tìm hiểu nội ...

    Đọc thêm
  • indform 500
    Công dụng thuốc Indform 500

    Thuốc Indform 500 thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết tố, được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 (đái tháo đường không phụ thuộc Insulin) khi đã thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và ...

    Đọc thêm
  • thuốc Byetta
    Công dụng của thuốc Byetta

    Bệnh đái tháo đường type II là căn bệnh mãn tính vô cùng phổ biến trong dân số ngày nay. Theo đó các thuốc điều trị đái tháo đường cũng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh các thuốc ...

    Đọc thêm
  • Carminal 80mg
    Công dụng thuốc Carminal 80mg

    Các thuốc chẹn thụ thể AT1 của Angiotensin II được sử dụng rất phổ biến khi điều trị tăng huyết áp, trong đó hay gặp hoạt chất Telmisartan. Hoạt chất này có nhiều tên thương mại khác nhau, trong đó ...

    Đọc thêm
  • Loraar 25
    Công dụng thuốc Loraar 25

    Loraar 25 là thuốc kê đơn, chứa hoạt chất chính là Losartan kali, hàm lượng 25mg, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói trong hộp 3 vỉ hoặc 10 vỉ, 30 viên. Thuốc điều trị bệnh lý tăng ...

    Đọc thêm