......

Hiểu đúng về cơn đau thắt ngực điển hình và không điển hình

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Dương - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Đau thắt ngực là tình trạng bệnh lý thường gặp ở những người trên 50 tuổi do nguyên nhân phổ biến nhất là hẹp mạch vành. Cơn đau thắt ngực gồm 2 loại là cơn đau thắt ngực điển hình và không điển hình, hiểu đúng về 2 dạng này sẽ giúp người bệnh xác định được những triệu chứng bất thường của bản thân và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

1. Cơn đau thắt ngực là gì?

Cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành thường xảy ra sau gắng sức, đỡ khi nghỉ ngơi và có các đặc điểm sau:

  • Đau như thắt, bóp nghẹt hoặc đè nặng sau xương ức (do bệnh động mạch vành).
  • Cơn đau thường kéo dài vài phút, tái phát khi có các yếu tố ảnh hưởng như gắng sức, lo lắng là đặc trưng cho bệnh mạch vành điển hình. Cơn đau nếu dài hơn 20 phút và không giảm khi nghỉ ngơi thì có thể do nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn định. Cơn đau ngắn vài giây thường do các nguyên nhân khác ngoài bệnh lý động mạch vành.
  • Đau thường ở ngực trái hoặc sau xương ức, lan lên cằm, vai trái sau đó xuống mặt trong cánh tay trái.
  • Các triệu chứng đi kèm có thể là: khó thở, hoàng hốt, vã mồ hôi, nôn, buồn nôn, khó nuốt, nếu có sốt thì cần xem xét các nguyên nhân viêm nhiễm.

Ngoài ra cơn đau nếu do các nguyên nhân khác sẽ có các đặc điểm như:

  • Đau bỏng rát từ bụng lên (gợi ý do bệnh trào ngược thực quản).
  • Đau rát theo nhịp thở (do bệnh màng tim hoặc màng phổi).
  • Đau nhói như dao đâm tại một điểm trước ngực hoặc sau lưng (do thần kinh, tâm lý hoặc bệnh động mạch chủ).
Đau ngực
Vị trí cơn đau thắt ngực

2. Phân biệt cơn đau thắt ngực điển hình và không điển hình

2.1 Cơn đau thắt ngực điển hình

Đau thắt ngực điển hình thường xảy ra khi gắng sức như đi một quãng đường nhất định, có thể phụ thuộc vào thời tiết, sau ăn cơm, sau xúc động, sau giao hợp,...

  • Vị trí: đau sau xương ức có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, hay gặp lên vai trái rồi xuống mặt trong tay trái, có khi thấy đau lên cổ, lên hàm, đau răng,...
  • Tính chất: đau siết chặt, đè ép, đau như co thắt, bóp nghẹt, vặn xoắn và nặng ngực.
  • Thời gian: thường kéo dài vài phút (dưới 20 phút) và số lần thay đổi theo từng ca bệnh khác nhau có khi rất thưa (1-2 cơn/ năm), có khi liên tục hàng tháng.
  • Triệu chứng sẽ giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc ngậm nitroglycerin.
  • Các dấu hiệu kèm theo có thể là: khó thở, hồi hộp, lo lắng và vã mồ hôi.
Khó thở.
Cơn đau thắt ngực điển hình thường kéo dài vài phút

2.2 Cơn đau thắt ngực không điển hình

  • Thường gặp: ở người lớn tuổi và phụ nữ, mắc nhiều bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu...
  • Vị trí: đau ở thượng vị hoặc mỏm ức lan lên vai phải, đau lan ra giữa hai bả vai, lan xuống bụng,...
  • Ngoài ra, ở thể không đau bệnh nhân sẽ thấy tức nặng vùng trước tim, tê tay trái, nghẹt thở, ho.
  • Cơn đau ở tư thế nằm: xảy ra khi nghỉ ngơi có thể vào giờ cố định ban đêm.
  • Cơn đau Prinzmetal (đau do co thắt mạch vành) xuất hiện khi nghỉ vào ban ngày hoặc ban đêm và không liên quan tới gắng sức.
  • Cơn đau thắt ngực không điển hình có thể là tiền triệu của hội chứng mạch vành cấp ở người lớn tuổi, phụ nữ, bệnh nhân đái tháo đường. Do đó cần lưu ý khi cơn đau đột ngột thay đổi tính chất, cường độ đau tăng và cơn xuất hiện dày hơn, thời gian kéo dài và không thuyên giảm khi dùng nitroglycerin trên những đối tượng này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

38.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • isomonit
    Công dụng thuốc Isomonit

    Isomonit là thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị đau ngực nguyên nhân do tim như đau thắt ngực, suy tim và co thắt thực quản hoặc điều trị chứng đau thắt ngực do bệnh mạch vành. Để ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • atorvis
    Công dụng thuốc Atorvis

    Thuốc Atorvis được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Atorvastatin. Thuốc được sử dụng để giảm lipid máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

    Đọc thêm
  • kardak
    Công dụng thuốc Kardak 20

    Kardak 20 thuộc nhóm thuốc tim mạch, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc có thành phần chính là Simvastatin 20mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Kardak 20 sẽ ...

    Đọc thêm
  • Pidolap
    Công dụng thuốc Pidolap

    Pidolap là thuốc tim mạch, chứa thành phần chính Clopidogrel bisulphate hàm lượng 75mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về công ...

    Đọc thêm
  • Simvastatin
    Công dụng thuốc Sivanstant

    Simvastatin là một trong những hoạt chất có công dụng kiểm soát lipid máu. Hoạt chất này có trong thuốc Sivanstant. Vậy thuốc Sivanstant công dụng cụ thể là gì và sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm