Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Nhịp nhanh xoang là một rối loạn nhịp xảy ra do nút xoang ở tâm nhĩ, có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng nghiêm trọng và không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nhịp nhanh xoang là gì và nhịp nhanh xoang có chữa được không trong bài viết dưới đây.

1. Nhịp nhanh xoang là gì?

Nút xoang hay còn gọi là tâm nhĩ phải, khi hoạt động một chu kỳ đầy đủ sẽ tạo nên nhịp tim dựa trên các tín hiệu dẫn truyền điện. Với người bình thường khỏe mạnh, chức năng nút xoang bình thường thì nhịp xoang và nhịp tim sẽ đều đặn, bình thường với tần số từ 60 - 100 lần/ phút. Trái lại, nhịp nhanh xoang là một tình trạng bệnh lý do nút xoang bị kích thích bất thường dẫn đến tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở. Nhịp nhanh xoang khi kết quả điện tâm đồ cho thấy nhịp xoang với tần số trên 100 lần/phút. Nhịp nhanh xoang tuy khó chữa nhưng có thể kiểm soát được bằng việc phối hợp nhiều biện pháp điều trị.

2. Nguyên nhân gây nhịp nhanh xoang

Nhịp nhanh xoang là do nút xoang bị kích thích bởi nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý như:

  • Hoạt động thể lực.
  • Lo âu, căng thẳng, vui mừng quá mức.
  • Tuổi: tuổi nhỏ có nhịp tim nhanh hơn người lớn.
  • Giới: Nữ có nhịp tim nhanh hơn nam.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Các yếu tố kích thích như: thời tiết nóng, rượu, trà, thuốc lá, cà phê,...
  • Thuốc: corticoid, thuốc điều trị hen phế quản, thuốc kháng viêm, thuốc hạ áp, các thuốc điều trị loạn nhịp tim,...
  • Bệnh lý ngoài tim như sốt, nhiễm trùng, thiếu máu, giảm thể tích tuần hoàn, cường giáp, hạ huyết áp, rối loạn điện giải, bệnh lý đường hô hấp, thần kinh, nội tiết, chuyển hóa,...
  • Bệnh lý tại tim như suy tim, chèn ép tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim,...

3. Triệu chứng của nhịp nhanh xoang

Nhịp nhanh xoang ở người trẻ tuổi và có sức khỏe bình thường thường không có triệu chứng gì do rối loạn không nghiêm trọng. Nhịp nhanh xoang được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hay kiểm tra bệnh lý liên quan.

Ở trẻ em, loạn nhịp xoang hô hấp có triệu chứng điển hình là thay đổi nhịp tim khi thở với nhịp tim tăng khi hít vào và giảm khi thở ra. Ở người cao tuổi, nhịp nhanh xoang thường có triệu chứng khá rõ như:

  • Đau thắt ngực, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đây có thể là các dấu hiệu sớm của đột tử.
  • Thiếu máu cơ tim cục bộ, đột tử
  • Nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh, có thể khiến máu nuôi dưỡng cơ thể giảm đi, biểu hiện bằng các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, bất ổn, rối loạn khả năng ngôn ngữ, chóng mặt, ngất xỉu,...

Người bệnh cần tới bệnh viện kiểm tra khi phát hiện tim đập nhanh, dồn dập bất thường, đặt biệt khi tình trạng này xuất hiện nhiều lần. Đôi khi, đây có thể là các dấu hiệu của bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Mặc dù đa phần nhịp nhanh xoang là lành tính, tuy nhiên nó vẫn có thể diễn biến nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chóng mặt, đau ngực, đột tử,...

4. Chẩn đoán nhịp nhanh xoang

Chẩn đoán nhịp nhanh xoang dựa vào siêu âm tim và điện tâm đồ. Tình trạng nhịp nhanh xoang có thể khởi phát theo đợt, do đó cần ghi lại điện tâm đồ ở thời điểm này, nếu ghi sai thời điểm sẽ dẫn đến chẩn đoán sai. Vì vậy để có kết quả đánh giá nhịp tim chính xác, theo dõi nhịp tim Holter thường được thiết lập và ghi lại nhịp tim trong 2 - 48 giờ.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là chẩn đoán và điều trị nguyên nhân nhịp nhanh xoang. Do đó, người bệnh cần thăm khám ngay khi có các triệu chứng như hồi hộp nhiều, thường xuyên, khó thở, đau ngực, choáng váng, hoa mắt,...

Chẩn đoán phân biệt:

5. Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Để điều trị nhịp nhanh xoang cần xác định nguyên nhân để can thiệp với phương pháp phù hợp.

Nếu nhịp nhanh xoang không quá nghiêm trọng, người bệnh chỉ cần theo dõi và chăm sóc sức khỏe tốt sẽ cải thiện được triệu chứng. Tuy nhiên cần điều trị các bệnh lý có sẵn của tim.

Nhịp nhanh xoang do thuốc, chất kích thích: Không sử dụng các chất kích thích, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc ngưng thuốc, giảm liều, thay đổi thuốc hay tiếp tục dùng thuốc đang sử dụng.

Nhịp nhanh xoang do các bệnh lý tại tim và ngoài tim: điều trị nguyên nhân sẽ giúp ổn định nhịp tim.

Nhịp nhanh xoang không phải là bệnh lý nguy hiểm cấp tính, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi sát sao triệu chứng và thăm khám bác sĩ kịp thời nếu có bất thường, không tự ý sử dụng các thuốc làm chậm nhịp tim.

6. Cách giảm nhịp nhanh xoang tại nhà

Điều trị nhịp nhanh xoang không chỉ đơn thuần là dùng thuốc hay phẫu thuật (đặt máy tạo nhịp, đốt điện tim,...). Người bệnh cần thay đổi lối sống nhằm giảm các kích thích đến nhịp xoang từ bên trong và bên ngoài cơ thể.

6.1. Thực hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp ổn định nhịp xoang và ngăn ngừa mắc các bệnh lý tim mạch khác như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,...Các thực phẩm tốt cho tim mạch như:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp hấp thụ Cholesterol xấu (nguyên nhân gây xơ vữa mạch máu, làm tăng nhịp tim). Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ là trái cây có múi họ cam, chanh, các loại quả mọng, rau bina, súp lơ, cà rốt,...
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 là giúp giảm các phản ứng viêm trong lòng mạch máu, giảm nhịp nhanh xoang. Ăn cá 2 lần/ tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung đủ omega-3. Các thực phẩm khác như đậu nành, đậu phộng, quả óc chó, hạnh nhân,... cũng chứa nhiều omega-3.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Giúp ngăn chặn sự hình thành gốc tự do, làm giảm cơn rung nhĩ, có nhiều trong trái cây họ cam quýt, dầu oliu, đậu nành, rau xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ,...
  • Thực phẩm chứa chất điện giải như magie, kali, canxi có trong chuối, cải bó xôi, bí đỏ, hạnh nhân, trứng, sữa tách béo,... là cách hiệu quả giúp ổn định nhịp tim.

Ngoài ra, nên tránh thức ăn có vị cay nóng, thịt đỏ, da gia cầm, đồ uống chứa caffein như trà, cà phê, rượu bia vì chúng kích thích tăng nhịp tim.

6.2. Tập thể dục vừa sức

Người bệnh nhịp nhanh xoang đều được khuyến khích tập thể dục. Khi bắt đầu tập, người bệnh nên làm các động tác nhẹ nhàng, vừa sức, sau đó tăng dần cường độ lên để tránh tăng nhịp xoang quá mức.

Khởi đầu với 5 hay 10 phút đi bộ và tăng dần cường độ sau đó. Thời gian đi bộ tốt nhất là 30 - 45 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần.

Các động tác yoga, thái cực quyền rất tốt cho sức khỏe nếu được duy trì đều đặn từ 30 - 60 phút mỗi ngày.

Cần lưu ý trong lúc tập thể dục, nếu xuất hiện triệu chứng hồi hộp, trống ngực thì nên dừng lại, ngồi xuống nghỉ ngơi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan