3 cách nhiễm sán lợn qua đường ăn uống

Sán lợn là một loại ký sinh trùng trên người, tương đối phổ biến ở các nước châu Á, và những vùng có vệ sinh kém. Những người nhiễm sán lợn là bởi ăn phải thịt có nang sán chưa được nấu chín.

1. Sán lợn

Sau khi nang sán đi vào cơ thể, chúng sẽ trưởng thành sán trưởng thành, đẻ trứng. Heo ăn phải thức ăn có sán ( sán trong đất, trong rau...) sẽ nở thành ấu trùng và thành sán trong cơ thể heo. Vòng đời của trứng sán lợn có thể lên tới 30 năm trong ký chủ.

Khi nhiễm sán trưởng thành trong ruột non, một số bệnh nhân có thể sẽ mắc các bệnh lý rối loạn nhu động ruột. Điều này có thể làm các đốt sán bị đưa ngược lên dạ dày, dẫn đến việc một số lượng lớn trứng sán được phóng thích và gây nên bệnh ấu trùng sán lợn nghiêm trọng cho bệnh nhân.

2. Sán lợn lây lan qua người bằng những cách nào?

Qua đường ăn uống, bệnh nhân bị nhiễm sán lợn qua 3 con đường sau:

  • Thứ nhất: Người bệnh ăn thức ăn chưa được nấu chín, thịt lợn có chứa nang sán.
  • Thứ hai: trong thức ăn, rau sống, nguồn nước có trứng sán, bệnh nhân vô tình nuốt phải hoặc tay nhiễm sán đưa vào miệng.
  • Thứ ba: Người nhiễm sán trưởng thành nuốt phải đốt sán già vào dạ dày khi bị nôn.

Nếu nghi ngờ đã ăn thịt heo nhiễm sán chưa được nấu chín, thì nguy cơ mắc phải bệnh sán dải trưởng thành là rất cao. Trong trường hợp này, nang sán trưởng thành sẽ phát triển trong ruột bệnh nhân trong 8-10 tuần. Nếu đã quá thời gian trên, có thể soi bằng kính hiển vi để tìm trứng sán hoặc tìm đốt sán trong phân. Nếu chưa đủ thời gian này, dùng phương pháp ELISA để tìm kháng nguyên trong phân.

3 cách nhiễm sán lợn qua đường ăn uống
Nhiễm sán lợn có nguy hiểm không?

3. Biểu hiện của bệnh nhiễm sán lợn

3.1. Biểu hiện lâm sàng

  • Trường hợp nhiễm sán trưởng thành: Nhiễm sán lợn trưởng thành thường có những biểu hiện không rõ rệt, một số bệnh nhân có thể đau bụng, rối loạn hệ tiêu hóa, có triệu chứng suy nhược cơ thể, ....Có nhiều trường hợp bệnh nhân có thể thấy đốt sán ra theo phân. Trứng sán được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm phân.
  • Bệnh nhiễm sán lợn ( sán dây lợn ): Nang ấu trùng được hình thành ở bất cứ nơi nào trong cơ thể người bệnh. Người bệnh có những biểu hiện lâm sàng nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào số lượng nang ấu trùng và vị trí của nang.

Nếu chỉ có ít nang, các bệnh nhân thường không có biểu hiện gì hoặc nếu có thì chỉ đau cơ ở mức độ nhẹ. Khi ấu trùng di chuyển vào mắt sẽ gây ra các triệu chứng như giảm thị lực, đau mắt, chảy nước mắt, đau cộm, tăng nhãn áp, song thị, mù...tùy và vị trí cư trú của nang. Khi nang ấu trùng cư trú tại não sẽ gây nên các biểu hiện như rối loạn ý thức, động kinh, nói ngọng...

3.2. Biểu hiện cận lâm sàng

  • Với sán trưởng thành:
  • Bằng kỹ thuật ELISA, kháng nguyên được phát hiện trong phân.
  • Các đốt sán một đoạn 4-6 đốt được phát hiện ra theo phân
  • Các đốt sán trưởng thành hoặc trứng sán được tìm bằng cách soi phân
  • Với ấu trùng sán lợn:
  • Sinh thiết nang sán để tìm trứng sán
  • Sử dụng kỹ thuật ELISA, để phát hiện kháng thể và kháng nguyên ấu trùng
  • Soi đáy mắt để xác định nếu có nghi ngờ ổ sán ở mắt
  • Chụp cắt lớp não để tìm các hình ảnh nang sán đặc hiệu.
3 cách nhiễm sán lợn qua đường ăn uống
Sử dụng kỹ thuật ELISA, để phát hiện kháng thể và kháng nguyên ấu trùng

4. Nhiễm sán lợn có nguy hiểm không?

Do thói quen ăn uống, thịt lợn có chứa nang sán ( sán lợn gạo) chưa được nấu chín, người bệnh có nguy cơ cao mắc sán dây lợn, ấu trùng sán lợn. Những ấu trùng này sẽ hóa thành nang sán sau khi đi theo đường máu vào cơ thể người, đến các cơ, mắt, và não.

Tùy thuộc vào vị trí nang sán ký sinh, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ thể sẽ có những u nhỏ, kích thước bé khoảng từ 1-2 cm, hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, không ngứa, không đau. Những trường hợp nang sán nằm trong não, có thể gây ra các triệu chứng như động kinh, co giật, đau đầu, liệt tay chân hoặc liệt nửa người. Với các trường hợp nang sán nằm ở trong mắt, có thể gây ra các triệu chứng như tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị, mù mắt...

Trong trường hợp nhiễm sán trưởng thành ở ruột, khi vào đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát ra khỏi nang và bám dính vào ruột non, phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây lợn trưởng thành phát triển dần bằng cách nảy chồi, sinh đốt mới từ phần cổ, tạo ra hàng nghìn đốt sán mới. Trong mỗi đốt sán có khoảng 50.000 trứng. Sán trưởng thành có thể có chiều dài lên tới 2 - 12cm, chúng sẽ ký sinh nhiều năm trong ruột non.

Do người bệnh bị nhiễm sán dây lợn trưởng thành không có dấu hiệu, triệu chứng điển hình, bệnh nhân không sốt,... nên thường không đi khám và điều trị. Tình trạng nhiễm sán kéo dài gây hậu quả làm suy giảm thể lực, rối loạn tiêu hóa, nếu bệnh kéo dài trong nhiều năm sẽ khiến cho bệnh nhân gầy mòn.

Việc nhiễm sán lợn có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào vị trí sán, nang sán ký sinh. Trường hợp nặng có thể gây động kinh, liệt nửa người hay mù mắt,... Chính vì vậy không nên chủ quan với căn bệnh này. Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm sán, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nhằm phát hiện và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan