Người suy thận không nên ăn gì?

Thận là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ những chất cặn bã, bài tiết nước tiểu, điều hòa thể tích máu,... Do đó, khi chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Vậy người suy thận không nên ăn thức ăn gì và dinh dưỡng cho người suy thận ra sao, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1.Suy thận là gì?

Thận là cơ quan nằm ở sau lưng, cạnh vị trí ở sau lưng, nằm 2 bên cột sống và trên eo. Thận có chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải, cặn bã, bài tiết nước tiểu, điều chỉnh huyết áp và điều hòa thể tích máu

Dựa vào các chức năng trên có thể thấy, thận có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Khi sức khỏe tốt, thận sẽ giúp bài tiết chất thải, loại bỏ chất dư dừa ra ngoài cơ thể. Khi thận yếu sẽ không thể lọc, đào thải khiến chất độc đọng lại trong cơ thể. Sau đó, làm tắc nghẽn và tổn thương thận nghiêm trọng gây ra tình trạng suy thận.

Suy thận là khi tổn thương của thận không thể phục hồi, theo thời gian sẽ khiến chức năng thận bị yếu và kém dần đi.

Hội chứng thận hư xuất hiện khi chức năng thận bị suy yếu
Suy thận khiến chức năng thận bị suy giảm

2.Biểu hiện, triệu chứng suy thận

Các triệu chứng báo hiệu suy thận người bệnh có thể thấy như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, gầy xanh xao
  • Nhức đầu
  • Sưng phù toàn thân
  • Chán ăn, buồn nôn
  • Đi tiểu nhiều lần

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, suy thận có thể khiến người bệnh tử vong do xuất hiện các biến chứng của suy thận.

XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng phù hợp khi chức năng thận suy giảm

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng chán ăn do thay đổi khứu giác và vị giác
Người bệnh suy thận sẽ có cảm giác chán ăn

3. Dinh dưỡng cho người suy thận

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và theo dõi tốt có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, dinh dưỡng cho người suy thận cũng cần được quan tâm. Theo đó, khi bị chẩn đoán suy thận, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp, tránh để thận phải làm việc quá sức.

Dinh dưỡng trong suy thận rất quan trọng, bởi chúng có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian không phải chạy thận. Vì thế, người bệnh ăn uống khoa học, theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng. Những nguyên tắc về dinh dưỡng trong suy thận cần nhớ như sau:

3.1. Giảm bớt chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày

Người bị suy thận nên ăn ít đi những thực phẩm có thành phần đạm trong bữa cơm như thịt, cá, sữa, trứng, gạo, đậu đỗ, rau ngót, giá đỗ,... Với những bệnh nhân có cân nặng từ 50 tới 55 kg, chỉ nên cung cấp chất đạm cho cơ thể với 50g lượng thịt, cá, thêm 1 cốc sữa tươi khoảng 250ml và 1 bát cơm. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng nội tạng động vật, đồ ăn nướng, chiên, rán nhiều dầu mỡ.

XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận nhân tạo

3.2. Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị suy thận

Người bệnh suy thận nên hạn chế chất đạm từ động vật nhưng có thể sử dụng ngũ cốc đạm để thay thế việc ăn thịt, cá. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại củ có tinh bột trong các bữa nhỏ hàng ngày như khoai lang, khoai sọ, bột sắn dây,...

Tiêu thụ chất đường bằng cách sử dụng mía, mật ong, hoa quả ngọt, uống sữa để bổ sung canxi. Bổ sung chất béo khoảng 30-40 gram 1 ngày, nên dùng chất béo từ thực vật như dầu oliu, dầu lạc,...

Ăn ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe và hạn chế được nhiều bệnh
Ăn ngũ cốc thay thế cho đạm từ động vật

3.3. Hạn chế dùng nhiều muối trong khẩu phần ăn

Người bệnh suy thận cần ăn nhạt, hạn chế dùng muối và mì chính. Chỉ nên dùng từ 2 tới 4 gram muối 1 ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân suy thận, tránh bị phù. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các món ăn chứa nhiều muối như: dưa muối, cà muối, thịt, cá kho mặn. Nếu người bệnh bị phù và tiểu tiện ít thì nên hạn chế lượng muối vào thức ăn hàng ngày.

Ngoài ra, người bệnh không nên ăn đồ chế biến sẵn vì trong các sản phẩm này thường sử dụng nhiều muối để bảo quản và không đảm bảo an toàn vệ sinh.

3.4. Hạn chế dùng thực phẩm có chứa chất kali

Rau và trái cây có nhiều thành phần kali, đặc biệt là rau có nhiều lá, hoa quả như cam, nho, đào, chuối, socola. Tuy nhiên, người bệnh suy thận chỉ nên sử dụng từ 2 tới 4 gram 1 ngày.

Nước cam
Người suy thận không nên ăn nhiều cam do có chứa kali

3.5. Chú ý lượng nước uống hàng ngày

Người bệnh suy thận nên hạn chế uống nước, liều lượng nước phụ thuộc vào tình trạng, mức độ của bệnh. Thông thường, người bệnh suy thận nên uống nước từ 300ml tới 500ml. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên sử dụng các chất kích thích như rượu chè, cà phê, đồ uống có ga. Không ăn thực phẩm có tính chua như sữa chua, rau củ quả muối,

Với bệnh nhân suy thận đang lọc máu để điều trị thì có thể ăn uống gần như bình thường, tuy nhiên cần tăng lượng tiêu thụ protein và ăn nhạt, hạn chế muối và mì chính.

Trong việc điều trị bất cứ bệnh lý nào thì dinh dưỡng cũng luôn là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị cũng như khả năng phục hồi sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh suy thận cần duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học và tuân đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để có sức khỏe tốt.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh thận tiết niệu, hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh suy thận có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

88.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan