Niacinamide: Lợi ích, công dụng và tác dụng phụ

Niacinamide là một trong hai dạng vitamin B3 bên cạnh axit nicotinic. Vitamin B3 còn được gọi là niacin. Niacinamide và axit nicotinic đều là vitamin B3, nhưng chúng khác nhau về cấu trúc hóa học và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này giải thích niacinamide là gì, lợi ích, công dụng và tác dụng phụ hợp chất này.

1.Niacinamide là gì?

Niacinamide là một dạng vitamin B3 (niacin) - một trong tám loại vitamin B mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe tốt.

Vitamin B3 đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng có thể sử dụng và giúp các tế bào trong cơ thể thực hiện các phản ứng hóa học quan trọng. Đây là loại vitamin hòa tan trong nước, vì vậy cơ thể cần được bổ sung axit nicotinic hoặc niacinamide hàng ngày.

Vitamin B3 thường được tìm thấy dưới dạng niacinamide trong các sản phẩm từ động vật, chẳng hạn như thịt và gia cầm và axit nicotinic trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại hạt, và rau xanh. Nhiều sản phẩm ngũ cốc tinh chế, bao gồm ngũ cốc ăn sáng, cũng được bổ sung niacinamide.

Cơ thể của cũng có thể tạo ra vitamin B3 từ tryptophan, một loại axit amin có trong hầu hết các loại thực phẩm nhiều đạm. Tuy nhiên, việc chuyển đổi tryptophan thành vitamin B3 là không hiệu quả, vì phải mất 60mg tryptophan để cơ thể sản xuất 1 mg vitamin B3. Vitamin B3 còn được gọi là vitamin PP, một từ viết tắt để ngăn ngừa bệnh nấm.

Các loại hạt
Vitamin B3 thường được tìm thấy dưới dạng niacinamide trong các loại hạt,...

Tình trạng bệnh này xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin B3 hoặc tryptophan, bệnh nấm được nhận diện qua 4 triệu chứng phổ biến như tiêu chảy, viêm da, mất trí nhớ và nếu không được điều trị có thể gây tử vong. Bệnh nấm Pellagra rất hiếm ở các nước phát triển như Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng phổ biến ở một số nước đang phát triển như Việt Nam. Axit nicotinic và niacinamide đều có thể điều trị bệnh nấm, nhưng niacinamide được ưa chuộng hơn bởi hợp chất này có ít tác dụng phụ hơn nicotinic.

2.Lợi ích và cách sử dụng

2.1 Cải thiện da

Niacinamide đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho làn da khỏe mạnh. Vì lý do này, hợp chất này được dùng phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và chăm sóc da. Có thể được bôi tại chỗ hoặc uống như một chất bổ sung, niacinamide đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm trên da. Được sử dụng để điều trị các tình trạng da liễu như mụn trứng cá và phát ban.

2.2 Chống lại u ác tính

Ung thư hắc tố là một loại ung thư da nghiêm trọng phát triển trong các tế bào sản xuất melanin, sắc tố mang lại màu sắc tự nhiên cho da. Quá trình tiếp xúc với tia cực tím (UV), từ mặt trời hoặc giường tắm nắng, có thể làm hỏng DNA của các tế bào từ đó gây nguy cơ hình thành khối u ác tính.

Ung thư da
Hình ảnh bệnh nhân bị ung thư da

Nhờ vai trò trong việc giữ cho các tế bào da khỏe mạnh, việc bổ sung niacinamide bằng đường uống đã được chứng minh là giúp tăng cường phục hồi DNA ở vùng da bị tổn thương do tia cực tím.

Do đó, niacinamide là một chất bổ sung có thể bảo vệ chống lại khối u ác tính, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người đã bị ung thư da từ trước.

2.3 Cải thiện bệnh thận mãn tính

Bệnh thận mãn tính xảy ra khi cơ thể mất dần dần chức năng thận như khả năng làm sạch, lọc máu và kiểm soát huyết áp. Điều này có thể gây ra sự tích tụ các hóa chất có hại trong máu như phốt phát. Nghiên cứu cho thấy rằng niacinamide có thể giúp giảm nồng độ phốt phát ở những người bị rối loạn chức năng thận bằng cách kiềm chế sự hấp thụ hợp chất có hại này. Mức độ phốt phát thường được quản lý thông qua chế độ ăn uống, dùng thuốc hoặc lọc máu, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ tích tụ trong cơ thể.

2.4 Ngăn ngừa tiểu đường loại 1

Bệnh tiểu đường loại 1 là tình trạng cơ thể bị tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin tuyến tụy. Nhiều ý kiến cho rằng niacinamide có thể giúp bảo vệ các tế bào beta, do đó ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự bùng phát của bệnh tiểu đường loại 1. Tuy nhiên, các nghiên cứu không ủng hộ quan niệm rằng niacinamide có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường loại 1, mặc dù niacinamide có thể giúp trì hoãn sự tiến triển của bệnh bằng cách bảo tồn chức năng tế bào beta.

3.Các loại sản phẩm bổ sung Niacinamide

Vitamin B3
Vitamin B3 dạng axit nicotinic

Vitamin B3, dưới dạng axit nicotinic hoặc niacinamide, có sẵn ở dạng sản phẩm bổ sung hoặc được kết hợp cùng với các vitamin và khoáng chất khác với liều lượng từ 14 đến 1.000 mg mỗi khẩu phần.

Niacinamide cũng được bao gồm trong các chất bổ sung phức hợp vitamin nhóm B, chứa tất cả tám vitamin B. Một số chất bổ sung có chứa vitamin B3 chỉ liệt kê niacin, nhưng hầu hết các chất bổ sung đều chỉ định dạng niacin là axit nicotinic hoặc niacinamide.

Niacinamide có thể được bao gồm trong các chất bổ sung trước tập luyện. Đối với chăm sóc da, niacinamide thường được bao gồm trong các loại kem dưỡng ẩm da mặt hoặc trong các sản phẩm được bán trên thị trường để điều trị mụn trứng cá hoặc hồng ban.

4.Lưu ý

Niacinamide thường được dung nạp tốt ở liều thích hợp, phần lớn lượng dư thừa được bài tiết qua nước tiểu.

Giới hạn liều lượng vitamin B3 hấp thụ là 35 mg mỗi ngày. Đây là hàm lượng ít có khả năng gây đỏ da và ngứa ran trên da, một tác dụng phụ được biết đến của axit nicotinic nhưng không có ở niacinamide. Một số tác dụng phụ nhỏ liên quan đến nicotinamide đã được ghi nhận bao gồm khó chịu ở dạ dày, buồn nôn và đau đầu.

Do vậy, khách hàng nên tham khảo tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng chất bổ sung chứa nicotinamide.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo Healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan