Khi nào nên phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không phải là bệnh quá nguy hiểm, cũng không gây quá nhiều đau đớn cho người bệnh. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh.

1. Khi nào nên phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Ở một số trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ, người bệnh có thể được điều trị nội khoa. Đối với trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để có hiệu quả điều trị cao nhất.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chỉ định điều trị can thiệp chỉ khi người vợ có thể sinh sản bình thường và chồng có bất thường về chỉ số tinh dịch. Bệnh nhân khi có biểu hiện đau hoặc khó chịu, có sự khác biệt về kích thước tinh hoàn sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra phẫu thuật cũng được chỉ định trong các trường hợp rối loạn cương dương, xuất tinh sớm...

Người bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh sau khi phẫu thuật thành công sẽ có những kết quả rất tốt, cải thiện về số lượng, chất lượng tinh trùng. Cụ thể hiệu quả biểu hiện ở con số 69% có thai tự nhiên trong 2 năm sau mổ. Những trường hợp không tinh trùng do giãn tĩnh mạch thừng tinh có tới 50% tái xuất hiện tinh trùng sau mổ

Khi nào nên phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cần được phẫu thuật điều trị

2. Các phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay

Phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện ở nhiều tuyến bệnh viện nhằm thắt được tĩnh mạch thừng tinh để chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh. Phẫu thuật này sẽ đáp ứng được các yêu cầu:

  • Xử trí được toàn bộ hệ thống tĩnh mạch thừng tinh
  • Bảo tồn động mạch tinh trong và động mạch ống dẫn tinh - Nếu thương tổn sẽ teo tinh hoàn sau mổ
  • Bảo tồn nguyên vẹn ống dẫn tinh
  • Bảo tồn bạch mạch

Hiện đã có nhiều kỹ thuật phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh được áp dụng như:

  • Phẫu thuật nội soi để thắt tĩnh mạch thừng tinh trong khả năng tái phát của phẫu thuật, tương tự phẫu thuật sau phúc mạc
  • Tắc mạch can thiệp thường có chi phí tốn kém hơn và có khả năng tái phát từ 4-11%
  • Phẫu thuật thắt tĩnh mạch trong sau phúc mạc bằng mổ mở với tỷ lệ tái phát từ 7-33%, còn ở trẻ em là 15-45%
  • Phẫu thuật truyền thống qua đường bẹn, bìu ít phức tạp nhưng có tỷ lệ tái phát cao nhất
  • Vi phẫu thuật đường bẹn đòi hỏi phẫu thuật viên được đào tạo kỹ thuật vi phẫu, cùng trang thiết bị hiện đại, với thời gian mổ kéo dài 2-3 tiếng. Tuy nhiên kết quả phẫu thuật cao, tỷ lệ tái phát thấp.
Khi nào nên phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Cẩn trọng khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hiện nay đa số người bệnh đều được tư vấn, và lựa chọn phương pháp can thiệp nội mạch bởi một số ưu điểm như:

  • Không phải rạch da vùng bẹn, bìu
  • Không gây tổn thương ống dẫn tinh.
  • Hiệu quả điều trị tương đương phẫu thuật, bao gồm cả hiệu quả tại chỗ và điều trị vô sinh
  • Thời gian nằm viện và trở lại sinh hoạt thường ngày ngắn (<24h)
  • Có thể can thiệp nút mạch cho cả 2 bên với chỉ 1 đường vào tĩnh mạch (với phẫu thuật, để thắt đám rối tĩnh mạch tinh 2 bên thì phải tạo 2 đường rạch da tương ứng 2 bẹn - bìu). Không cần chỉ khâu da.
  • Chỉ cần gây tê tại chỗ vùng tĩnh mạch đùi chung. Không cần gây mê toàn thân hay gây tê tủy sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan